Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triệu chứng và xử lý khi mắc sốt ban đỏ

Các trường hợp mắc bệnh ban đỏ tại hạt Leicestershire, Anh, tăng vọt trong 2 tuần qua. Chuyên gia đã đưa ra các khuyến cáo về triệu chứng, cách điều trị bệnh này.

Số ca mắc sốt ban đỏ tại Leicestershire, Anh, đang tăng cao. Ảnh: Gesund.bund.

Số ca mắc sốt ban đỏ tại Leicestershire, Anh, đang tăng cao. Ảnh: Gesund.bund.

Dữ liệu của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cho thấy tỷ lệ lây nhiễm bệnh ban đỏ đang ở mức cao. Tính đến hết ngày 27/11, hạt Leicestershire ghi nhận 38 trường hợp mắc bệnh. Hai hạt lân cận là Derbyshire và Nottinghamshire lần lượt có số ca mắc là 28 và 26, theo Leicestermercury.

Khắp East Midlands có 124 trường hợp mắc bệnh. Số ca nhiễm tăng đáng kể trong tháng 11.

Bệnh ban đỏ là gì?

Sốt ban đỏ là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra và lây lan qua tiếp xúc gần gũi với những người mang mầm bệnh. Bệnh ban đỏ cũng có thể lây lan khi người ta chạm vào các đồ vật và bề mặt bị chứa vi khuẩn.

Việc nhiễm trùng xảy ra quanh năm, nhưng phổ biến hơn vào mùa đông, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu không được điều trị, các trường hợp sốt ban đỏ có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn viêm phổi và nhiễm trùng huyết.

Dich ban do anh 1

Sốt ban đỏ xảy ra trong cả năm nhưng thường tăng cao vào mùa đông. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh. Ảnh: Kingwooder.

Triệu chứng của bệnh ban đỏ

Bệnh ban đỏ ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Các triệu chứng thường giống nhau ở cả hai đối tượng. Các triệu chứng đáng chú ý nhất là thân nhiệt cao, viêm họng, có lớp phủ màu trắng trên lưỡi, sưng hạch cổ, nhức đầu và sốt, buồn nôn, ói mửa, phát ban màu hồng hoặc đỏ lan từ ngực đến khắp cơ thể, có cảm giác sần sùi như giấy nhám.

Kể từ đầu tháng 11, các ca bệnh ban đỏ tiếp tục gia tăng trên khắp Leicestershire và vùng East Midlands. Tuy nhiên, Leicestershire có số ca nhiễm cao nhất.

Trong tuần kết thúc vào ngày 6/11, dữ liệu của UKHSA cho thấy có 25 trường hợp nhiễm bệnh trên khắp Leicestershire, sau Derbyshire (28 ca), nhiều hơn Nottinghamshire (9 ca). Lúc đó, toàn bộ East Midlands có 104 ca bệnh.

Một tuần sau (tuần kết thúc vào ngày 13/11), con số của Leicestershire giảm xuống còn 19 trong khi con số của Derbyshire là 11. Số lượng ca mắc của Nottinghamshire tăng với 11 ca được ghi nhận trong khi toàn bộ East Midlands giảm xuống còn 51 trường hợp.

Vào tuần kết thúc vào ngày 20/11, con số đã tăng lên đáng kể. Leicestershire có 50 trường hợp trong khi Derbyshire và Nottinghamshire lần lượt công bố số liệu là 30 và 25. Con số của East Midlands nói chung cũng tăng đáng kể với 147 ca.

Các số liệu mới nhất trong tuần kết thúc vào ngày 27/11 xác nhận các ca nhiễm đã giảm nhưng vẫn lan rộng ở mọi vùng của Leicestershire với tổng 38 ca.

Điều nên làm nếu mắc bệnh ban đỏ

Lời khuyên rất đơn giản và mọi người nên cảnh giác với các triệu chứng của bệnh ban đỏ ở cả người lớn và trẻ em. Bất cứ ai có bất kỳ triệu chứng nào nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Họ cũng cần tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế lây lan.

Sau khi xác nhận bệnh nhân mắc ban đỏ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh - hoặc thuốc dạng lỏng trong trường hợp trẻ nhỏ. Thuốc này nên được dùng trong tối đa 10 ngày sau khi xác nhận mắc bệnh. Các triệu chứng thường thuyên giảm trong vòng vài ngày.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện sau một tuần, mọi người nên đến gặp bác sĩ một lần nữa. Việc bị ốm trở lại vài tuần sau khi các triệu chứng ban đỏ cải thiện là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh đã biến chứng.

Ngoài thuốc kháng sinh, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà để sớm hồi phục như uống nước mát, ăn thức ăn mềm nếu bị viêm họng, uống thuốc giảm đau để hạ sốt. Họ có thể giảm ngứa bằng cách sử dụng kem dưỡng da calamine hoặc thuốc kháng histamine.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Bài liên quan

Nguyên Lê

Bạn có thể quan tâm