Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trì hoãn để tìm kiếm sự giúp đỡ

Một số người không muốn bắt tay vào làm việc ngay khi được giao phó. Họ thường chờ đến hạn chót mới bắt đầu thực hiện công việc và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

Nhiều người thường có thói quen trì hoãn mọi việc để tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. Ảnh: H.W.
Nghe thuat tri hoan anh 1
Nhiều người thường có thói quen trì hoãn mọi việc để tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. Ảnh: H.W.
Nghe thuat tri hoan anh 1
Nghe thuat tri hoan anh 1

Nhiều người thường có thói quen trì hoãn mọi việc để tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. Ảnh: H.W.

Người trì hoãn có tổ chức được một lợi ích, tuy chỉ là ngoài lề nhưng rất hay, đó là thi thoảng nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tự dưng biến mất. Cách đây không lâu, vào một buổi sáng nọ, tôi phải viết một bức thư giới thiệu cho một cựu học viên.

Anh ta nhận bằng tiến sĩ khoảng chừng chục năm trước đó và bây giờ đang là giảng viên cơ hữu của một đại học ở một thành phố nhỏ, nhưng môi trường làm việc khá dễ thở, một nơi lý tưởng để nuôi dạy con cái như cách chúng ta vẫn thường nói. Giờ đây con cái đã trưởng thành nên anh ta muốn tìm việc ở một nơi ít lý tưởng hơn cho việc bồi dưỡng các con. Vậy nên tôi đồng ý viết thư giới thiệu anh ta. Việc này tuy không khó khăn lắm nhưng cũng khá mất công.

Nhưng sáng hôm đó anh ta gửi cho tôi một tin vui. Tất cả các vị trí công việc mà anh đang ứng tuyển, sau khi lọc bớt ứng viên thì đều yêu cầu thư giới thiệu từ những đồng nghiệp hiện tại. Vậy là tôi không cần phải viết thư giới thiệu nữa. Phần đã viết rồi tôi có thể giữ đó và dùng khi có người khác nhờ. Tiết kiệm được cả tháng trời đấy chứ. Tự dưng lại để dành ra được kha khá thời gian!

Nói thế chứ không hẳn là vậy, không có việc này thì cũng có việc khác thôi. Nhưng dù sao đi nữa, tôi cũng không phải dành cả ngày để lẩn trốn những thứ mà lẽ ra tôi phải viết. Vì vậy, tôi cảm thấy mình thoát được mặc cảm tội lỗi trong một thời gian ngắn.

Chúng ta đã thấy rằng kỹ năng tự lừa dối có lợi thế nào cho những người trì hoãn có tổ chức, động viên họ làm những việc có ích như một cách để không phải làm những công việc tưởng như quan trọng mà hóa ra không quan trọng lắm.

Nhưng thi thoảng, như sáng hôm cựu học viên thông báo tin vui cho tôi biết, kỹ năng tự lừa dối trở nên không cần thiết. Cuộc sống đôi khi thưởng cho bạn một chút ít vì đã trì hoãn. Tôi đã có thể viết lá thư đó ngay khi mới được yêu cầu, từ vài tuần trước đó. Nhưng thay vì thế, tôi để dành tới tận hôm ấy, vì nghĩ rằng khi tới gần ngày hẹn, thể nào tôi cũng được người ta nhắc (có thể là hai, ba lần).

Nếu mà tôi viết bức thư đó từ đầu thì chẳng phải là phí phạm toàn bộ thời gian để viết hay sao. Chí ít thì cũng phí một phần thời gian, vì cựu học viên của tôi có thể đã kịp công bố một nghiên cứu mới hay giành được một giải thưởng nào đó trong thời gian tôi hoàn thành lá thư, lúc đó thì tôi sẽ phải viết lại.

Chưa kể còn có nguy cơ là tôi làm mất bức thư, viết sai hay lỡ tay xóa mất hay bị mất dữ liệu khi có lỗi sao lưu ổ cứng. Hoặc là nhỡ đâu thế giới, hay ngành khoa học này, trở nên tàn lụi trước cả khi bức thư này được người ta nhớ đến.

Trong bộ phim Melancholia chiếu năm 2011, một hành tinh cùng tên lao vào và phá hủy hoàn toàn địa cầu. Thảm họa đó đã được nhìn thấy trước khi nó xảy ra. Kirsten Dunst vào vai một cô gái mắc chứng trầm cảm sống cùng với vợ chồng người chị gái khôn ngoan, tháo vát và đứa cháu trai nhỏ.

Chúng ta có thể thấy nhân vật mắc chứng trầm cảm của Kirsten Dunst đối mặt với ngày tàn đang tới gần của thế giới theo một cách thanh thản hơn hẳn những người thân tháo vát của cô; nỗi u sầu đã giúp cô chế ngự được nỗi sợ hãi của đứa cháu trai.

Theo cách giải thích của tôi thì là do bệnh trầm cảm đi kèm với tính trì hoãn ở một mức vừa đủ và sự điềm tĩnh và thanh thản đến từ việc cô đang mải suy nghĩ về những việc ngớ ngẩn mà cô không muốn động tay vào làm. Tôi không muốn nói quá nhiều đến sự hủy diệt của thế giới, nhưng sự điềm tĩnh và thanh thản trong trường hợp này chính là một lợi ích ngoài lề của tính trì hoãn.

[...]

Vì vậy, lời khuyên mà chúng ta cần đưa ra phải là “hôm nay đừng làm những việc có thể biến mất vào ngày mai”. Nếu bạn là người trì hoãn có tổ chức, chắc không cần phải khuyên thì bạn cũng đã tự động nắm rõ điều này. Đó lại là một lợi ích ngoài lề khác.

Làm thế nào để một việc có thể biến mất vào ngày mai. Có một cách là bạn làm nó vào hôm nay. Nhưng vẫn có những cách khác để làm cho công việc biến mất. Như là để ai đó làm thay bạn chẳng hạn. Nếu bạn chỉ ngồi đó và đợi một ai mất kiên nhẫn tới làm thay bạn thì bạn sẽ trở thành một kẻ ỷ lại đáng ghét. Nhưng nếu như bạn cứ đủng đỉnh một chút, rất có thể sẽ có ai đó làm thay bạn.

John Perry/ Bách Việt Books và NXB Phụ nữ Việt Nam

SÁCH HAY