Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tranh luận về làn sóng ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng số người rút bảo hiểm xã hội một lần ngày càng gia tăng, cần có giải pháp để đảm bảo quỹ bảo hiểm này được ổn định.

Phát biểu tranh luận tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội) cho rằng số lao động rút bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua rất đáng quan ngại.

"Có thể xem xét khả năng 5 năm đầu rút bằng đúng số tiền đóng, 5-15 năm tiếp theo được trả đúng số tiền đóng và lãi suất trung bình, trên 15 năm thì được hưởng bảo hiểm", đại biểu đề xuất.

Tương tự, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM) cũng đánh giá làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần trong công nhân lao động thời gian qua có dấu hiệu tăng cao, đặc biệt khi có thông tin chuẩn bị trình Quốc hội phương án sửa Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo đại biểu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng quan trọng nhất là sự bất an đối với đối với sự ổn định của chính sách. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng chỉ rõ giải pháp xử lý vấn đề này.

rut bao hiem 1 lan anh 1

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM). Ảnh: Quochoi.

"Đóng bảo hiểm xã hội 20 năm, lao động không đợi được"

Thông tin về việc rút bảo hiểm một lần, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết trước năm 2019, số rút bảo hiểm bình quân một năm khoảng 500.000 người, đến năm 2023 tăng lên gần 900.000 người. Nếu tình trạng này không giảm, theo Bộ trưởng, có nguy cơ khó đảm bảo an sinh xã hội cho người già, hệ thống chính sách an sinh xã hội khó đảm bảo tính bền vững.

"Do đời sống, thu nhập của người lao động ở mức thấp, đối tượng rút chủ yếu là công nhân lao động và khu vực phía Nam chiếm tới 72%. Hơn nữa, không có một quốc gia nào có cơ chế rút bảo hiểm xã hội một lần như Việt Nam", ông nhìn nhận.

Theo Bộ trưởng, thông lệ quốc tế chỉ cho rút khi mắc bệnh nan y và khi chuyển đi sống ở nước ngoài. Còn Việt Nam cho tự do và đây là quyền công dân nên không thể cấm.

"Bên cạnh đó, cơ chế rút bảo hiểm xã hội một lần còn quá dễ dàng, quyền lợi khi rút ở mức cao, khi đóng 8% nhưng lại hưởng toàn bộ phần đóng, dẫn đến nhiều trường hợp chưa muốn rút nhưng thấy quyền lợi cao hơn nên rút và sau đó lại tham gia", ông nói.

Bộ trưởng cho biết hiện nay 1/3 người rút bảo hiểm xã hội một lần đã quay trở lại. Hơn nữa, ông cho rằng một nguyên nhân khác là công tác tuyên truyền về vấn đề này chưa hiệu quả.

rut bao hiem 1 lan anh 2

Người lao động chờ suốt đêm để xếp hàng rút bảo hiểm xã hội một lần ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

Bộ trưởng cho rằng cần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng không hạn chế quyền, tăng quyền lợi cho người đóng. Tại kỳ họp tới, Quốc hội sẽ bàn các phương án khác nhau để có những quy định xử lý vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần hiệu quả nhất.

Tranh luận với Bộ trưởng, Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy cho biết mong muốn của người lao động TP.HCM nói riêng đó là chính sách về bảo hiểm xã hội phải nhất quán và tính ổn định lâu dài.

Trả lời, ông Dung nêu rõ cần tính tổng thể các chính sách liên quan đến bảo hiểm, nếu tiếp tục đóng 20 năm thì người lao động không đợi được mà nhất là ở những ngành lĩnh vực ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày mà với nam đủ 62 tuổi mới nghỉ hưu thì rất khó.

Quan điểm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội xuống 15 năm hoặc còn 10 năm. Nguyên tắc đóng ít hưởng ít.

"Quan điểm của Bộ là giảm xuống 15 năm hoặc tiến tới 10 năm theo thông lệ quốc tế, tương ứng là đóng ít hưởng ít, bên cạnh đó nguyên tắc chia sẻ có nguyên tắc đóng hưởng và bình đẳng", ông nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh việc dừng rút bảo hiểm một lần là vấn đề khó khăn nhưng có quy định về điều kiện, trường hợp nào được rút, mức độ rút ra sao, trong thời gian tới Quốc hội sẽ xem xét quyết định.

Sẽ có gói 23.000 tỷ hỗ trợ lao động mất việc

Chất vấn tại phiên thảo luận, đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) cho rằng khó khăn của doanh nghiệp và người lao động đang gặp phải hiện này còn khó khăn hơn cả giai đoạn dịch Covid-19.

"Do đó, trong giai đoạn hiện nay, theo Bộ trưởng có cần gói hỗ trợ trực tiếp cho người lao động như đã hỗ trợ trong giai đoạn Covid-19 hay không?", đại biểu đặt vấn đề.

Trả lời, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thời gian qua một bộ phận người dân người lao động gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tại các đô thị lớn.

"Về có cần gói hỗ trợ không, cơ quan tham mưu đang đánh giá kĩ thực trạng tình hình, dự báo chính xác tình hình từ nay đến Tết và năm 2024 để có chính sách dài hạn và ngắn hạn", ông nói và chia sẻ cá nhân không có thẩm quyền quyết ngay chính sách lúc này mà phải trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu về vấn đề hỗ trợ cho người lao động, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết năm 2021 đã chi từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp 47.356 tỷ đồng hỗ trợ với những người bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19.

"Năm 2023, số dư quỹ còn khoảng 59.357 tỷ đồng. Bộ Tài chính đang thiết kế gói hỗ trợ người lao động, theo đó sẽ chi khoảng 23.000 tỷ đồng từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Theo đó, số dư quỹ sẽ còn khoảng 39.405 tỷ đồng", Bộ trưởng cho biết.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 3 triệu người thất nghiệp đã về lại quê hương

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đến ngày 26/5, đã có 506.000 người mất việc, giãn việc, thiếu việc, trong đó, khoảng 270.000 người mất việc do cắt giảm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất.

Thống đốc lý giải việc doanh nghiệp khó vay vốn ngân hàng

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, những tháng đầu năm, các ngân hàng có dư địa room tín dụng thoải mái, thanh khoản hệ thống dư thừa, không có lý do gì mà không cho doanh nghiệp vay.

Đề xuất dùng 1 triệu tỷ vốn đầu tư công ở ngân hàng để hỗ trợ lao động

Đại biểu cho rằng có thể dùng 1 triệu tỷ đồng ngân sách đang gửi ngân hàng để hỗ trợ ngay cho người lao động hay xây dựng khu nhà ở cho công nhân... để kích cầu cho nền kinh tế.

Dong USD cao nhat 13 thang hinh anh

Đồng USD cao nhất 13 tháng

0

Chỉ số USD-Index vừa chạm mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Trong nước, giá giao dịch đồng bạc xanh tại các ngân hàng thương mại cũng tăng kịch trần cho phép.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm