Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tranh cãi về mức lương tối thiểu tại Hong Kong

Nhiều chuyên gia đã đưa ra các nhận định trái chiều về mức lương tối thiểu tại thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Thậm chí, có người còn yêu cầu loại bỏ quy định này.

Lương tối thiểu của người lao động Hong Kong chỉ được tăng thêm 0,32 USD theo quy định mới. Ảnh: GovHK.

Theo South China Morning Post, thu nhập của chị Ah Ling sẽ được tăng thêm 520 HKD (khoảng 66 USD) kể từ tháng này. Công việc mà chị đang làm chăm sóc cảnh quan tại một một khu dân cư ở Sham Shui Po, một trong những khu vực nghèo nhất của Hong Kong.

“Hiện mức lương của tôi là 8.320 HKD (1.060 USD/tháng), đây là số tiền cao hơn trước đó. Tuy nhiên, giá thực phẩm và các dịch vụ ngày càng đắt đỏ, mọi thứ vẫn sẽ rất khó khăn”, chị Ah Ling than thở.

Chị Ling nằm trong số khoảng 60.000 công nhân có mức lương thấp nhất thành phố. Những người này đã được tăng lương tối thiểu theo quy định mới đây.

Cụ thể, từ ngày 1/5, mức lương tối thiểu mỗi giờ đã được nâng lên 40 HKD (5,10 USD), tăng khoảng 6,7% so với mức 37,5 HKD (4,78 USD) trước đó.

Hướng tới mức lương đủ sống

Sự thay đổi này đã gây ra không ít tranh cãi trong xã hội Hong Kong. Một số người đứng bên phía người lao động thu nhập thấp cho rằng quy định về mức lương tối thiểu cần được xem xét lại.

luong anh 1

Việc áp dụng quy định về mức lương đủ sống sẽ giúp giảm nhẹ gánh nặng chi phí sinh hoạt của người lao động. Ảnh: May Tse.

Tại Mỹ, mức lương tối thiểu mà liên bang là 7,25 USD/giờ. Con số này chưa được điều chỉnh kể từ năm 2009. Tuy nhiên, trong thực tế, mức lương tối thiểu tại các bang luôn cao hơn quy định. Ở Washington (Mỹ), mức thu nhập của người lao động có thể lên tới 16,5 USD/giờ.

Đối với nhiều người lao động thu nhập thấp ở Hong Kong, số tiền lương ít ỏi không thể giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói

Bà Sze Lai-shan, Phó giám đốc Hiệp hội Tổ chức Cộng đồng

Trong khi đó, mức lương tối thiểu ở Anh, áp dụng từ năm 1999, có sự thay đổi theo nhóm tuổi. Với những người từ 23 tuổi trở lên, mức lương tối thiểu sẽ là 13,18 USD/giờ.

“Đối với nhiều người lao động thu nhập thấp ở Hong Kong, số tiền lương ít ỏi không thể giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói”, bà Sze Lai-shan, Phó giám đốc Hiệp hội Tổ chức Cộng đồng (SoCO), cho biết.

Vị này kêu gọi giới chức Hong Kong cần thay thế mức lương tối thiểu thành “mức lương đủ sống”. Đây sẽ là một khoản thu nhập giúp người lao động và gia đình họ có được mức sống vừa đủ. Bên cạnh đó, mức thu nhập cũng cần được xem xét thay đổi hàng năm.

Không chỉ vậy, các công đoàn cho biết việc trả lương nhiều hơn cho người lao động có thể giúp kích thích nền kinh tế bằng cách tăng khả năng chi tiêu và xóa đói giảm nghèo, ngăn chặn bất bình đẳng thu nhập.

“Việc nhà chức trách chỉ tăng mức lương tối thiểu thêm 12 HKD (1,53 USD) trong 12 năm qua là không phù hợp với thực tế. Đà tăng này không thể theo kịp lạm phát và làm tổn hại đến sức mua của tầng lớp lao động”, ông Dennis Leung Tsz-wing, thành viên Hội đồng Lập pháp Hong Kong, chia sẻ.

Ông cũng ủng hộ việc người lao động nên có mức lương đủ sống. Cụ thể, thu nhập quy định sẽ không thấp hơn 60% mức lương trung bình theo giờ của tất cả nhân viên Hong Kong. Với công thức đó, mức lương đủ sống sẽ không thấp hơn 46,5 HKD (khoảng 5,93 USD)/giờ.

Lợi bất cập hại

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vào năm ngoái, mức lương tối thiểu ở các nước phát triển bằng khoảng 55% mức thu nhập trung bình. Tỷ lệ đó sẽ là 67% đối với các nền kinh tế đang phát triển.

Tuy nhiên, ông Lee Shu-kam, Trưởng khoa kinh tế và tài chính của ĐH Hong Kong Shue Yan, cho rằng việc yêu cầu người sử dụng lao động chịu trách nhiệm về mức sống của nhân viên là điều không công bằng.

luong anh 2

Việc tăng lương thiếu kiểm soát có thể sẽ khiến Hong Kong rơi vào lạm phát. Ảnh: Yik Yeung-man.

“Hầu hết doanh nghiệp ở Hong Kong đều là công ty vừa và nhỏ. Nếu người lao động được tăng lương để có một cuộc sống đàng hoàng, liệu các ông chủ còn có thể đảm bảo về mức lợi nhuận không?”, ông Lee Shu-kam đặt vấn đề.

Ngoài ra, ông Lee còn cảnh báo rằng việc tăng lương có thể dẫn đến lạm phát và gây suy giảm khả năng cạnh tranh của Hong Kong.

“Giá dịch vụ và sản phẩm chắc chắn sẽ tăng do chi phí lao động cao hơn. Khi mọi thứ trở nên đắt đỏ, các nhân viên sẽ lại yêu cầu mức lương cao hơn và điều đó sẽ tiếp tục đẩy giá cả tăng mạnh”, tiến sĩ Lee chia sẻ thêm.

Thậm chí, ông Simon Wong Ka-wo, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất Trung Quốc, cho rằng hệ thống lương tối thiểu nên được loại bỏ.

“Chúng tôi đang thiếu hụt lao động và nhiều công ty không thể tuyển đủ người ngay cả khi họ sẵn sàng trả lương cao hơn nhiều so với mức tối thiểu. Không có gì phải bàn cãi về việc liệu mức lương tối thiểu có nên được xem xét lại 2 năm một lần hay không”, ông Wong khẳng định.

Bên cạnh đó, ông muốn tiền lương sẽ được xác định bởi theo cơ chế thị trường. Những người lao động làm việc hiệu quả hơn sẽ được trả nhiều tiền hơn.

“Lương tối thiểu chỉ gây tranh cãi mỗi khi nó được xem xét. Điều này không tốt cho tình hình xã hội”, ông Wong nói.

Tiền của Nga bị mắc kẹt ở Ấn Độ

Nga đang tìm cách sử dụng hàng tỷ rupee vẫn mắc kẹt tại các ngân hàng Ấn Độ. Nguyên nhân là những ràng buộc về tiền tệ và tình trạng mất cân đối thương mại sau chiến sự ở Ukraine.

Đằng sau những bữa ăn 500 USD/người ở Trung Quốc

Xu hướng chi tiêu cho trải nghiệm đã bùng nổ trên toàn cầu, và Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Cùng với đó, khu vực dịch vụ nước này đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm