Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tranh cãi nảy lửa tại LHQ về Iran, Mỹ lại bị đối tác châu Âu cô lập

Mỹ khởi xướng cuộc thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình Iran nhưng lại bị các đối tác châu Âu phản bác trong vấn đề thỏa thuận hạt nhân.

Guardian cho biết vào ngày 5/1, Mỹ đã chặn đứng thành công nỗ lực của Nga nhằm ngăn cuộc thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về biểu tình tuần qua tại Iran. Dù vậy, nước này một lần nữa thấy mình ở thế đối đầu với các đối tác châu Âu. 

Các nước châu Âu đã bác bỏ nỗ lực của Mỹ lấy cuộc biểu tình làm cớ để buộc sửa đổi thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

bieu tinh Iran anh 1
Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Matthew Rycroft và Đại sứ Mỹ Nikki Haley nói chuyện với nhau trước phiên họp của Hội đồng Bảo an về Iran. Ảnh: AFP.

Luận điểm Nga đưa ra trước đó để ngăn các nước thảo luận là việc này sẽ can thiệp không đúng đắn vào vấn đề nội bộ của Iran. 

Guardian nhận định trong một cuộc thảo luận thường xuyên trở nên quyết liệt với khác biệt nằm sâu trong ý thức hệ của các bên về tương lai Trung Đông, Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc Gholamali Khoshroo nói rằng ông có "bằng chứng cứng rắn" cho thấy cuộc biểu tình tại Iran bị can thiệp từ bên ngoài.

Đại diện Iran và Nga nói rằng Mỹ đã lạm dụng quyền lực của thành viên thường trực Hội đồng Bảo an khi triệu tập cuộc họp để thảo luận về Iran.

Mỹ thành công trong việc ngăn cản nỗ lực của Nga, và cuộc thảo luận được tiếp tục. Ngay sau đó, các đối tác châu Âu lập tức chỉ trích quan điểm của Mỹ về thỏa thuận hạt nhân Iran.

bieu tinh Iran anh 2
Sự bất mãn kinh tế cùng nhiều vấn đề đã gây ra cuộc biểu tình nổ ra trên nhiều thành phố ở Iran từ những ngày cuối năm 2017 đến nay. Ảnh: AFP.

Pháp cho rằng thỏa thuận hạt nhân là "hòn đá tảng" cho sự ổn định của Trung Đông.

"Dẫu cho những diễn biến đáng lo ngại tại Iran trong vài ngày qua, chúng không phải là một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới", đại diện của Pháp cho biết. "Chúng ta phải cẩn trọng trước bất kỳ nỗ lực nào nhằm lợi dụng cuộc khủng hoảng này vì mục đích cá nhân".

Đại diện của Anh cũng nói rằng Anh hoàn toàn cam kết với thỏa thuận hạt nhân và "kêu gọi tất cả các nước thành viên giữ vững cam kết của mình".

Ngay từ trước khi cuộc biểu tình ở Iran nổ ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thường xuyên chỉ trích thỏa thuận hạt nhân hồi năm 2015.

bieu tinh Iran anh 3
Những người ủng hộ chính phủ Iran cũng vừa tổ chức một cuộc biểu tình vào hôm 5/1. Ảnh: AFP.

Cuộc biểu tình hiện tại là thách thức chính trị lớn nhất mà chính quyền Iran phải đối mặt trong gần một thập niên qua, kể từ Phong trào Xanh vào năm 2009.

Những người dân ra đường là vì bất mãn trước nền kinh tế lên xuống thất thường, tình trạng tham nhũng trong khi giá thực phẩm và nhiên liệu tăng. BBC cho biết người biểu tình đã chất vấn vì sao chính phủ chi tiêu nhiều tiền cho các cuộc xung đột ở Trung Đông trong khi người dân trong nước lại đang "khốn khổ".

Bất mãn vì kinh tế, biểu tình biến thành bạo lực ở Iran Tính đến sáng 1/1, ít nhất 12 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình tại Iran 5 ngày qua, xuất phát từ nguyên nhân ban đầu là sự bất mãn vì tình hình kinh tế đất nước.

10 người chết trong biểu tình xuyên đêm giao thừa ở Iran

Truyền hình nhà nước cho biết 10 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra ở Iran đêm 31/12, giữa lúc Tổng thống Rouhani nỗ lực xoa dịu căng thẳng.

Vì sao biểu tình lớn nhất thập kỷ nổ ra khắp Iran?

Các chuyên gia nói lệnh trừng phạt lên Iran đã làm trầm trọng thêm những vấn đề cốt lõi từ bên trong nước này khi thỏa thuận hạt nhân không mang lại nhiều thay đổi như kỳ vọng.


Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm