Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trang mạng Trung Quốc mỉa vũ khí chủ lực của Ấn Độ

Một trang mạng của Trung Quốc đã điểm danh 6 loại vũ khí chủ lực do công nghiệp quốc phòng Ấn Độ sản xuất nhưng phải nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài.

Danh sách 6 vũ khí chủ chốt của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ mà trang mạng Mil.cnr của Trung Quốc mỉa mai:

Tàu sân bay INS-Vikrant được đánh giá là sản phẩm đình đám nhất của công nghiệp quốc phòng Ấn Độ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc cho rằng Ấn Độ chỉ đóng góp khoảng 30% trong toàn bộ chương trình.
Xe tăng chiến đấu chủ lưc Arjun - một chương trình phát triển đầy chông gai của Ấn Độ. Chương trình này được phát triển từ năm 1974 song đến nay vẫn chưa được hoàn thiện.
Ấn Độ nhập khẩu tới 50% thành phần của xe tăng Arjun và chúng đều là các thành phần chủ chốt như động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực. Gần đây tỷ lệ nội địa hóa đã tăng đáng kể.

 

Chương trình phát triển máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AEW&CS của Ấn Độ. Máy bay này được phát triển dựa trên bộ khung của máy bay ERJ-145 và radar của Israel.

 

Máy bay này sẽ tăng cường đáng kể khả năng cảnh báo sớm đường không cũng như dẫn đường cho phi đội đánh chặn cùng các hệ thống vũ khí khác.

 

Tiêm kích hạng nhẹ HAL Tejas. Đây là chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 2 của hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL).

 

Ấn Độ phải nhập khẩu động cơ cho tiêm kích này từ Mỹ bởi họ chưa đủ khả năng để sản xuất loại động cơ này. Động cơ nội địa Kaveri vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.

 

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS-Arhant, một chương trình phát triển đầy bí mật của Ấn Độ. Tuy vậy, loại tàu ngầm này vẫn chưa sẵn sàng để hoạt động vì lò phản ứng hạt nhân của nó vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

 

Chương trình tên lửa phòng không tầm trung Akash. Loại tên lửa này đang được chuyển đổi để tham gia hệ thống lá chắn tên lửa của Ấn Độ.

 

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm