Ngày 25/4, Tổng cục Đường bộ có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị chuẩn bị hục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp 30/4, 1/5.
Theo Tổng cục Đường bộ, các trạm thu phí có nguy cơ ùn tắc giao thông cao nhất nằm ở các cửa ngõ vao các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Chính vì vậy, các trạm này cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ phương tiện trong việc mua vé qua trạm. Các trạm phải nở barie giải tỏa phương tiện trong trường hợp xảy ra tắc đường.
Tổng cục cũng yêu cầu các doanh nghiệp dự án PPP, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long tăng cường kiểm tra công tác tổ chức thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ đảm bảo thu đúng quy định.
Các trạm BOT phải mở barie khi xảy ra ùn tắc giao thông. Ảnh: Hoàn Nguyễn. |
Trong thời gian tới, các đơn vị cần vệ sinh môi trường, sơn sửa hệ thống biển báo, tăng cường lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự, phân làn, phân luồng và có các giải pháp phù hợp đảm bảo các trạm hoạt động liên tục, không xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực trạm.
Cục Quản lý đường bộ phối hợp với doanh nghiệp thu phí, thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông để có biện pháp đảm bảo các trạm BOT hoạt động liên tục trên các tuyến quốc lộ, cao tốc.
Trước đó, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã tháo dỡ trạm thu phí Đại Xuyên trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Kể từ khi trạm thu phí này được khai thác, tình hình ùn tắc nghiêm trọng hơn, diễn ra ở cả hai chiều của trạm thu phí. Các vụ ùn tắc kéo dài từ 0,3-3 km trước trạm.