Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trạm quan trắc chất lượng không khí to bằng căn phòng của Hà Nội

Trạm quan trắc không khí được vận hành và giám sát bởi Chi cục Bảo vệ môi trường, hoạt động liên tục 24/24h và nhập số liệu tự động vào hệ thống phân tích mỗi 15 phút.

Trạm quan trắc trị giá nhiều tỷ đồng của Hà Nội vận hành thế nào? Trạm quan trắc chất lượng không khí tại Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội vận hành 24/24h. Bề ngoài, trạm to bằng một căn phòng chừng 10 m2, cao hơn 2 m.
SHA_6505_zing.jpg

Trạm quan trắc không khí được lắp đặt trên sân thượng trụ sở Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội tại số 17 Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Trạm bao gồm phần thiết bị lấy mẫu, xử lý và phòng phân tích. Đây là 1 trong 11 trạm quan trắc cung cấp số liệu về ô nhiễm không khí chính thức của Hà Nội.

SHA_6511_zing.jpg

Toàn bộ thiết bị của hệ thống phân tích mẫu được đặt trong căn phòng có diện tích khoảng 10 m2. Thiết bị và công nghệ của hệ thống quan trắc này được cung cấp bởi tập đoàn Golden Bridge của Pháp, phụ trách đo đạc không khí ở thủ đô Paris. Tổng giá trị lắp đặt của trạm tốn nhiều tỷ đồng.

SHA_6566_zing.jpg

Trên giá sắt màu đen là các thiết bị phân tích từng thành phần ô nhiễm của không khí như PM10, PM2.5, NOx, CO, Ozone và SO2. Đây là các chỉ số thành phần để tính được chỉ số ô nhiễm không khí AQI, cập nhật lên trang moitruongthudo.vn.

SHA_6611_zing.jpg

Sau khi các cột thu mẫu lấy được mẫu không khí, các bộ lọc sẽ thực hiện việc lọc để lấy các chỉ số tiêu chuẩn, như máy phân tích PM2.5 sẽ lọc các loại bụi lớn hơn 2,5 micromet, PM10 sẽ lọc bụi lớn hơn 10 micromet. Các bộ lọc khác sẽ chịu trách nhiệm tách hơi nước, tạp chất.

SHA_6529_zing.jpg

Toàn bộ các chỉ số ô nhiễm sẽ được nhập tự động về máy chủ của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội mỗi 15 phút để kỹ thuật viên bộ phận dữ liệu phân tích và làm báo cáo đánh giá, cảnh báo. Sau đó, các thông số AQI sẽ tính ra và cập nhật sau 1 giờ.

SHA_6592_zing.jpg
Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, an toàn, các kỹ thuật viên của chi cục phải liên tục kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của phòng thiết bị. Theo đó, phòng thiết bị luôn phải có nhiệt độ từ 20 độ C trở xuống và độ ẩm dưới 50%.
SHA_6507_zing.jpg

Các thiết bị lấy mẫu và cảm biến được đặt bên ngoài phòng máy, các thiết bị này chịu trách nhiệm lấy mẫu khí để đo nồng độ bụi, các chất gây ô nhiễm trong không khí.

SHA_6562_zing.jpg

Trong các chỉ số đo chất lượng không khí, PM2.5 là một trong những chỉ số quan trọng nhất. Bụi PM2.5 cũng là loại bụi đe dọa đến sức khỏe con người nhiều nhất, nguy hiểm hơn nhiều so với bụi PM10.

SHA_6619_zing.jpg

Dữ liệu sau khi được thu thập, xử lý bởi trạm quan trắc sẽ được chuyển xuống phòng phân tích của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội. Đây là nơi dữ liệu quan trắc của toàn thành phố được tập hợp để phân tích, đánh giá để đưa ra báo cáo và nghiên cứu.

SHA_6629_zing.jpg

Ở đây có 6 màn hình TV lớn chứa nội dung các điểm quan trắc của toàn thành phố và mức biến thiên theo thời gian. 

SHA_6543_zing.jpg

Từ năm 2020, thành phố Hà Nội dự kiến cho lắp đặt thêm 30 trạm quan trắc không khí chuẩn, cùng với nhiều các điểm cảm biến không khí. Dự án sẽ giúp mở rộng mạng lưới quan trắc thủ đô, giúp thông tin chỉ số ô nhiễm đầy đủ, chính xác và kịp thời hơn.

Cảm biến giá rẻ và trạm quan trắc chuẩn khác gì?

Trạm quan trắc chuẩn có kinh phí xây dựng và vận hành lớn, giá thành bộ thiết bị để lắp đặt 1 trạm có thể lên vài tỷ đồng. Các trạm chỉ được đặt cố định ở 1 địa điểm, thường trong khu vực dân cư. Việc hiệu chỉnh, bảo trì máy khá phức tạp, đòi hỏi đào tạo chuyên sâu. Số liệu của các trạm chính xác hơn, đáng tin cậy hơn, phạm vi quan trắc rộng lên đến vài kilomet.

Cảm biến giá rẻ được sử dụng cho mục đích cá nhân và gia đình là chủ yếu, giá thành rẻ (khoảng vài triệu đồng), linh động, có thể đem đi nhiều nơi. Thiết bị này cho số liệu nhanh, tức thời, nhưng phạm vi rất hẹp chỉ khoảng 10 m2. Các cảm biến dễ bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài, dễ gây sai số nếu không được hiểu chỉnh liên tục. Các trang như AirViusal, PamAir thu thập số liệu trên các thiết bị này.

Khách nước ngoài: 'Hít thở không khí Hà Nội như hút thuốc lá vậy' Chất lượng không khí ở thủ đô suy giảm đến mức báo động, du khách nước ngoài đến đây thường bị khó thở, dị ứng, thậm chí còn so sánh độ độc hại của không khí với khói thuốc lá.

Ông Nguyễn Đức Chung: 'Mình Hà Nội không khắc phục được ô nhiễm'

Chia sẻ với Zing.vn, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu nhiều giải pháp đang và sẽ làm để chống ô nhiễm. Ông cũng đồng thời khẳng định một mình TP không thể xử lý được vấn đề.

Sơn Hà - Hồng Quang

Bạn có thể quan tâm