Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trạm chế biến cá voi ở Nam Cực trở thành vùng đất ma

Cách đây khoảng một thế kỷ, thành phố Grytviken băng giá là thành lũy của ngành công nghiệp đánh bắt và chế biến cá voi. Ngày nay, Gytviken hoang vắng đến lạ thường.

1
Đầu thế kỷ 20, hàng chục công ty đánh bắt và chế biến cá voi xuất hiện ở thành phố Grytviken, đảo Nam Georgia, Nam Cực thuộc Anh. Tuy nhiên, bức tranh hiện tại tương phản so với không khí tấp nập cách đây một thế kỷ. Băng tuyết đã ăn mòn những nôi nhà đẹp đẽ một thời. Những người từng sinh sống tại đây giờ đã chết hoặc chuyển tới nơi khác. Nơi 500 tay săn và chế biến cá voi sinh sống cùng gia đình họ xưa kia giờ chỉ còn lại những chú hải cẩu, chim cánh cụt và một vài ba khách du lịch.
1
Cá voi tại một cảng chế biến cá voi ở Grytviken. Trong khoảng thời gian này, ngư dân tại Grytviken làm ăn phát đạt khiến nhiều doanh nghiệp cá voi khác cũng lao tới Grytviken. Lớp mỡ dưới da cá voi được coi là rất quý vì người ta điều chế glycerin, thành phần chủ yếu để sản xuất mỹ phẩm, xà phòng và kem bôi da từ loại mỡ này. Glycerin còn được sử dụng làm chất đốt để thắp sáng cho các gia đình.
1
Trạm săn cá voi ở Grytviken trên hòn đảo Nam Georgia hoạt động không ngừng nghỉ sau hơn nửa thế kỷ và chứng kiến việc giết mổ hàng vài chục ngàn con cá voi. Cụ thể, 53.761 cá voi đã bị bắt và giết mổ. Lượng dầu cá thu được là 455.000 tấn, lượng thịt thu được là 192.000 tấn. Ngay cả khi châu Âu bước vào Thế chiến I thì cuộc sống của người dân săn cá voi vẫn tương đối khá giả. Thời kỳ vàng son của những người thợ rồi cũng dần qua đi vì sự tham lam vô độ. Người người đua nhau săn cá voi nên giá thịt và dầu cá cũng giảm do cung nhiều hơn cầu. Một loạt các trạm săn bắt cá voi ở Nam Georgia lần lượt đóng cửa. Trong thế chiến II, chỉ còn hai trạm Grytviken và Leith Harbour hoạt động vì nhà lạnh bảo quản lượng dầu cá ế ẩm lớn.
1
Thành phố phát triển thịnh vượng ngày nào giờ chỉ còn lại hải cẩu. Trạm Grytviken cuối cùng cũng phải giải thể vì hàng tồn đọng và trang thiết bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều thợ săn trở thành lính hải quân để phục vụ chiến tranh.
1
Xác tàu tại cảng Prince Olav ở bờ biển phía năm của đảo Nam Georgia. Thuyền trưởng Carl Anton Larsen người Na Uy, cha đẻ của ngành đánh bắt cá voi ở Nam Cực, không phải chứng kiến “ngày tận thế” của ngành. Ông qua đời năm 1924 trong một chuyến thám hiểm thị trường mới.

Cận cảnh phá băng lặn biển ở Bắc Cực

Các thợ lặn tại Trung tâm lặn Bắc Cực khu vực Biển Trắng, Karelia, Nga chui xuống lớp băng dày để khám phá đáy biển trong điều kiện lạnh giá.

Đỗ Quyên

Bạn có thể quan tâm