Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh phá băng lặn biển ở Bắc Cực

Các thợ lặn tại Trung tâm lặn Bắc Cực khu vực Biển Trắng, Karelia, Nga chui xuống lớp băng dày để khám phá đáy biển trong điều kiện lạnh giá.

Nhiếp ảnh gia Franco Banfi người Thụy Sỹ tham gia hành trình khám phá đáy biển cùng nhóm thợ lặn làm việc tại Karelia, phía bắc nước Nga. Mặt biển nơi họ lặn xuống hoàn toàn bị băng dày bao phủ.

Dù lặn xuống vùng nước lạnh giá nhưng bộ đồ lặn của họ chỉ dày 7 mm. Họ thường khám phá đáy biển trong khoảng 15 – 20 phút bất chấp nước lạnh 2 độ C.

Những người thợ lặn cắt băng để chui xuống biển. Những lỗ này phải đủ rộng để nước không đông cứng lại trong thời gian ngắn.

Thợ lặn tập làm quen với làn nước lạnh giá trước khi xuống vùng biển sâu thẳm phía dưới. Sự thay đổi nhiệt độ bất thường có thể gây ra những phản ứng tiêu cực của cơ thể.

Quan sát từ trên lớp băng dày, đáy biển phía dưới là một màu xanh đậm đầy nguy hiểm. 

Tảo biển tạo ra màu xanh lục bảo. Dù lạnh giá nhưng sự sống vẫn tồn tại bên dưới những lớp băng dày. Tảo và sinh vật phù du là những mắt xích quan trọng trong cuộc sống dưới đại dương.

Thợ lặn tìm đường tới hố trên băng dựa vào một sợ dây dài. Tảo biển và ánh sáng mặt trời khiến lớp băng trở thành một bóng đèn khổng lồ màu xanh.

Do không sử dụng bình dưỡng khí nên mỗi lần lặn thường không quá dài. Họ buộc phải ở gần miệng hố trên băng để ngoi lên thở.

Những người trên bờ tập trung theo dõi tình hình dưới nước để kịp phản ứng khi xảy ra sự cố.

Bộ đồ lặn không ngăn được cái lạnh của nước biển Bắc Cực. Chân và tay của những người ưa mạo hiểm sẽ tê cứng nếu họ ở dưới nước quá lâu.

Người ta sẽ thả những tảng băng vừa cắt xuống hố nhằm giúp nước nhanh chóng đông cứng, giảm khả năng xảy ra tai nạn.

Hồng Duy

Ảnh: Solent News

Bạn có thể quan tâm