Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Trái tim dại dột

Nhà thơ Đào Phong Lan có một bài thơ tên là “Vị kỷ”. Đó là khoảnh khắc tự nhận thức về mình khi cuộc tình đi qua.

Vứt lại buồn vui rác rưởi

Mộng du như kẻ mù lòa

Ta về trải mình trên cỏ

Đón ngọn gió chiều bay qua.

***

Tình yêu như là bọt nước

Vỡ trên năm ngón tay mềm

Chỉ trái tim là dại dột

Chẳng bao giờ chịu lãng quên.

***

Chẳng lẽ bình yên như cỏ

Xác xơ dưới những gót giày?

Chẳng lẽ cuồng như men rượu

Rồi qua. Như một cơn say?

***

Thôi cứ như người đãng trí

Nhớ quên chẳng biết đâu ngờ

Mới yêu nồng nàn, si dại

Đã hoang mang hỏi: Bao giờ?

Lời bình

"Vị kỷ" là vì mình trong phân biệt với “vị tha” là vì người khác. Ấy nhưng, trong cuộc sống, vì những lý do nào đó, người ta đã quên mình đi để vì người khác. Biểu hiện rõ nhất có lẽ là trong tình yêu.

Bài thơ của Đào Phong Lan là khoảnh khắc nhân vật trữ tình nhận ra không thể sống vì người khác, vì tình yêu đã trở thành bọt nước, vì những buồn vui “rác rưởi”. Có lẽ, tại thời điểm “ta về trải mình trên cỏ” ấy, tình yêu đã vỡ. Những yêu tin cũng tan đi trên năm ngón tay mềm.

Cái tôi cần phải sống cho mình, vì mình mà lãng quên mọi chuyện. Tình yêu, niềm tin hay những dệt thêu đầy hi vọng chẳng làm ta bận tâm thêm nữa.

Ấy vậy, song hành cùng thức nhận về mình lại là những phản biện chính mình. Chẳng lẽ, sống vì mình, vùi sâu, chôn chặt để lãng quên? Ta đâu là cỏ, ta đâu là cơn say, là men rượu! Trái tim dại dột chẳng bao giờ quên được. Bởi thế, vị kỷ mà nào đã vì mình, bởi những si dại trong đời chẳng bao giờ hẹn trước.

Hãy cho em được quên lãng!

“Và, trở về tĩnh lặng” của Đinh Thị Như Thúy mang tâm sự lo âu xen lẫn sợ hãi của người phụ nữ trong tình yêu.

Nói gì với em giữa biệt ly này?

“Tàu đêm ba mươi” nằm trong tập “Văn học vết thâm” của Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Bài thơ gợi lên những suy tư về thân phận con người và lịch sử, văn hóa.

Đào Phong Lan

Bạn có thể quan tâm