Thời gian còn lại trong buổi học, chúng tôi cùng nhau phát huy trí tưởng tượng và tô màu vết bầm tím cho các từ thumps [quả đấm], stomps [giậm chân], bumps [cú va chạm mạnh], và whomps [cú đấm mạnh].
Tiếp đến, các đường thẳng chuyển động bị đứt gãy của chữ z - giống như các điểm đang di chuyển bị lạc đường - gợi lên trong chúng tôi cảm giác về sự phức tạp: tai bị ù [buzzed] như thể bị nhồi đầy các lời nói vô nghĩa hỗn loạn [jazz], mắt bị chói [dazzled], đầu óc cảm thấy rối rắm [fuzzy] và choáng váng [dizzy]. Cuối buổi học, sau khi nhắc đến cả mưa phùn [drizzle] và bão tuyết [blizzard], các giác quan của học viên cũng đã trải qua một trận quay cuồng.
Tôi luôn luôn đặt từ mới thành câu để dạy học viên. Mỗi câu là một thí nghiệm về cách cấu tạo; tôi không mấy quan đến việc mô tả đúng thực tế. Tôi muốn các học viên nhìn nhận từ ngữ từ những góc độ khác nhau, tìm hiểu về tác động của bố cục đối với ý nghĩa, hiểu rằng ngữ pháp là sự sắp xếp và pha trộn giữa âm thanh và chữ viết.
“Wind down the window!” [Hãy kéo cửa sổ xuống!] (1) “The second-hand watch’s second hand has stopped”. [Cái kim thứ hai của chiếc đồng hồ cũ đã ngừng chạy].
“Her teacher’s smooth ink taught thought”. [Nét mực mềm mại của giáo viên của cô ấy dạy cách nghĩ].
Ảnh minh hoạ. Nguồn: National snow. |
Mùa đông đến, theo phong cách Lithuania. Trời miệt mài đổ tuyết. (Tuyết [snow]. Tuyết có gì liên quan đến mũi hay miệng nhỉ? Một số ký ức về mùa đông trong tuổi thơ tôi là những lần nếm vị tuyết tan trên đầu lưỡi). Tuyết rơi ngập tới bậu cửa sổ của những ngôi nhà ở tầng một. Trong căn hộ gió lùa ốp cửa kính hai lớp ở tầng hai, trên một con phố đã bị các bản đồ du lịch rất đáng lượng thứ mà cho vào lãng quên từ lâu, tôi run rẩy co ro trong chăn với cuốn từ điển bỏ túi và xem bản tin thời tiết trên TV.
So với những đường nét dài và mảnh mai của bản đồ nước Anh cũng như so với thân hình thanh thoát của nữ phát thanh viên dự báo thời tiết, Lithuania trông có phần đồ sộ và bằng phẳng. Mức nhiệt độ ở tất cả mọi vùng miền ở đây đều bắt đầu bằng dấu âm. Tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh nhiệt độ xuống thấp đến như vậy.
(1) Bởi vì ở đây tác giả đề cập đến cả âm thanh và chữ viết, nên bản dịch sẽ giữ nguyên văn ví dụ gốc và dịch nghĩa bên cạnh cho độc giả tiện theo dõi (ND).
Để quên đi từng trận run rẩy, tôi giở tới trang gần cuối của cuốn từ điển. Bây giờ trình độ tiếng Lithuania của tôi đang tiến bộ dần. Cuối cùng tôi cũng đã có thể hiểu những câu trò chuyện vui vẻ của ông cụ hàng xóm mỗi lần ông giữ tôi lại khi gặp tôi mang đồ ăn lên trên tầng.
Những chữ viết trên bảng hiệu ở các kiosk đã trở nên thông thường trong mắt tôi hệt như bất kỳ bảng hiệu nào ở London. Và cảm nhận của tôi đối với ngôn ngữ này cũng ngày càng được cải thiện; tôi nhận thấy mình bắt đầu để ý nhiều hơn, hình thành nhiều sự liên hệ hơn - giống như các mục từ ở trang gần cuối này trong phần chữ V.
Đó là những từ phát ra âm thanh lớn và bắt đầu bằng tổ hợp chữ cái var-. Âm thanh mà chúng mô tả đều dễ đoán và mang tính chất lặp đi lặp lại. Tôi nhìn vào các từ trong bức liên họa này và nghe thấy tiếng kêu quàng quạc của con quạ [varna], tiếng ồm ộp của ếch nhái [varle], tiếng binh boong của chuông [varpas], tiếng bình bịch của đầu máy [variklis], tiếng ngân nga của đàn oóc [vargonai], tiếng kẽo kẹt của cánh cửa [vartai].
Tôi nghe thấy có người hô tên mình [vardas] không ngớt. Tôi lắng nghe động từ varveti [chảy nhỏ giọt], nghe âm thanh quen thuộc đều đều như nhịp trống của nó.
Jo vardas Valdas (Tên của cậu ấy là Valdas). Is variklio varna benzinas (Xăng chảy ra từ động cơ).
Bình luận