Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trải nghiệm kinh hoàng của chuyên gia gỡ bom

"Đôi lúc, tôi cảm thấy chặng đường 200 m như dài đằng đẵng. Mồ hôi bắt đầu toát ra và những suy nghĩ về tình huống xấu nhất hiện lên trong tâm trí", một chuyên gia gỡ bom chia sẻ.

Một cảnh trong The Hurt Locker, bộ phim kể về những chiến công của các chuyên gia gỡ bom tại Iraq. Ảnh: Allstar

Chris Hunter là một chuyên gia gỡ bom người Anh với hơn 11 năm kinh nghiệm. Ông từng được quân đội cử tới các chiến trường ác liệt như Iraq và Afghanistan để giải quyết các vấn đề bom mìn. Cuối tháng 11, tờ Daily Mail đã đăng những chia sẻ của vị chuyên gia 41 tuổi này về những nguy hiểm mà ông đã trải qua.

Một ngày như mọi ngày, ánh mặt trời gay gắt nhanh chóng biến mái tóc của tôi ngả sang màu bạch kim. Đó có lẽ sẽ là một ngày làm việc bình thường nếu như một đồng nghiệp không kéo tôi lại một chỗ và nói rằng: "Lực lượng Shia đang nói về người đàn ông phá bom với mái tóc vàng và chúng treo thưởng cho cái đầu của anh".

Khi đó, tôi mới tới Iraq được 4 tuần. Công việc của tôi là ngồi cạnh chiếc đồng hồ và vô hiệu hóa các trái bom và thiết bị nổ tự chế. 

Những điều kỳ lạ bắt đầu xảy ra. Cứ mỗi lần tôi cùng đồng đội nhận nhiệm vụ tới địa điểm nào thì một đoàn phim địa phương lại xuất hiện ở đó và ghi lại nhất cử nhất động của tôi. Rõ ràng, những kẻ chế tạo bom đã "phím" thông tin với họ rằng: hãy tới đây và bạn có thể ghi lại những thước phim về một anh chàng gỡ bom bị nổ tan xác.

Tôi chắc chắn rằng, trong một đêm, khi tôi nhận nhiệm vụ tới tỉnh Basra thì một đoàn làm phim đã chờ sẵn ở đó. Tình hình sẽ rất xấu nếu kẻ thù của tôi, những kẻ đứng đầu lực lượng Shia địa phương, cũng đang quan sát từ phía xa. Là một chuyên gia trong việc xử lý bom, tôi đã rèn luyện bản thân phải bình tĩnh trong mọi tình huống. Nhưng lần này, tôi cảm thấy sợ.

Đôi lúc, tôi cảm thấy chặng đường 200 m như dài đằng đẵng. Mồ hôi bắt đầu toát ra và những suy nghĩ về tình huống xấu nhất hiện lên trong tâm trí. Mục đích của người chế tạo bom là gì? Liệu nó có phải là một cái bẫy để dụ người đàn ông phá bom với mái tóc vàng tới và lọt vào tầm bắn tỉa?

Đào tạo xạ thủ bắn tỉa trong băng giá ở Mỹ

Để trở thành những thành viên ưu tú, các tay súng bắn tỉa thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ phải tham gia quá trình đào tạo ở độ cao 300 m và dưới nền nhiệt xuống tới mức đóng băng.

Lúc này, sợ hãi là kẻ thù lớn nhất trừ khi tôi có thể biến nó thành động lực giúp tôi tập trung. Đầu tiên, tôi cố gắng không suy nghĩ về những điều không liên quan. Sau đó, tôi chú ý tới những mặt tích cực.

Quân đội được triển khai trên khắp con đường để canh chừng dấu hiệu khả nghi. Đằng sau tôi là một đội ngũ kỹ thuật đang sử dụng những thiết bị gây nhiễu tinh vi nhằm ngăn chặn bất cứ tín hiệu radio nào.

Thêm một vài bước nữa, tôi cố gắng tập trung hoàn toàn vào trái bom. Như mọi khi, tôi nghĩ rằng mình đang chơi một ván cờ với những kẻ chế tạo bom mà không mảy may nghĩ đến sự thất bại, cái chết và thậm chí là cả hai cô con gái của tôi.

Thời khắc quyết định đã tới. Khi mở chiếc hộp ra, tôi thấy điều mà tôi lo sợ nhất. Đó là một quả bom hoàn chỉnh với 4,5 kg thuốc nổ dạng dẻo đã được kích hoạt. Tôi có thể nghe rõ tiếng tim đập thình thịch khi nhìn vào đống dây rối tựa mớ bòng bong. Thế giới như lùi về phía sau. Giờ đây, tôi chỉ nghĩ về những vấn đề trong chiếc hộp. Tôi cẩn thận cắt và tháo dỡ thiết bị chết người đó. 

5 phút sau, mọi chuyện kết thúc. Tôi bước ra khỏi nơi đó và cố gắng không nghĩ về những tay súng bắn tỉa. Đoàn làm phim cũng rời đi.

Khi trở về trại, công việc của tôi vẫn chưa kết thúc. Tôi phải chụp ảnh và viết báo cáo chi tiết về trái bom vừa gỡ cũng như chuẩn bị cho các nhiệm vụ sắp tới, thứ có thể đến vào bất cứ lúc nào. Tôi tập trung tinh thần cao độ cho đến khi gửi bản báo cáo. 

Sau một ngày căng thẳng, tôi cảm thấy kiệt sức. Thuốc lá và cà phê đã khiến tôi cảm thấy thư giãn trở lại. Tôi sẽ tận hưởng một giấc ngủ ngon vào đêm nay, cho tới khi nhiệm vụ tiếp theo đến.

Cuộc sống thầm lặng của những cựu binh Mỹ

Một nhiếp ảnh gia người Mỹ ghi lại những hình ảnh thể hiện thế giới nội tâm của cựu binh Mỹ sau khi họ trở về từ cuộc chiến và tái hòa nhập với cộng đồng.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm