Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống thầm lặng của những cựu binh Mỹ

Một nhiếp ảnh gia người Mỹ ghi lại những hình ảnh thể hiện thế giới nội tâm của cựu binh Mỹ sau khi họ trở về từ cuộc chiến và tái hòa nhập với cộng đồng.

Bố của Jim Lommasson là một cựu binh Mỹ từng tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Khi còn nhỏ, những điều mà Lommasson biết về chiến tranh cũng giống như bao người bạn đồng trang lứa khác. Nhiều năm sau, khi bố của Lommasson bắt đầu già yếu, ông bắt đầu chia sẻ với con trai về những câu chuyện mà ông từng trải qua.
Những chia sẻ của bố về sự tàn bạo cũng như sự khốc liệt của chiến tranh đã trở thành nguồn cảm hứng để Lommasson thực hiện hơn 1.500 bức ảnh về chủ đề "Cuộc sống người lính sau cuộc chiến".
Năm 2007, Lommasson bắt đầu thực hiện ý tưởng. Ông gặp và trò chuyện với nhiều cựu binh trở về từ các chiến trường như Iraq và Afghanistan cũng như với những người thân của họ. 
Mary Geddry, mẹ của một cựu binh, bình luận: "Những người lính, những cựu binh đã và đang gặp nhiều tình huống kinh khủng, đối mặt với các quyết định khó khăn và thực hiện những việc nguy hiểm. Họ dành cả tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước. Chính vì vậy, chúng ta cần phải thấu hiểu và cảm thông với những câu chuyện và nỗi đau của họ".
Một số cựu binh Mỹ cảm thấy khó chịu với những người luôn dò hỏi những câu chuyện về sự chết chóc để thỏa mãn tính tò mò. Họ chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường và hòa nhập với cộng đồng.
Christopher Arendt, cựu nhân viên bảo vệ tại nhà tù Guantanamo, nói: "Nhiều người nhìn vào nơi tôi làm việc và thắc mắc rằng tại sao tôi lại có thể làm những việc như thế. Thực ra việc này rất đơn giản. Bạn đưa ra một quyết định sai lầm và bạn dành cả đời để giải thích cho quyết định đó. Tôi hầu như đã không đưa ra bất cứ sự lựa chọn nào trong đời và sau đó, tôi làm việc tại trại giam. Mỗi ngày thức dậy, bạn xỏ giày vào chân và bắt đầu công việc".

10 nhà tù đáng sợ nhất hành tinh

Nhiều tù nhân mới tới nhà giam Bang Kwang, Thái Lan phát điên vì quá căng thẳng trong khi các phạm nhân ở nhà tù tại Thổ Nhĩ Kỳ không ít lần muốn tự thiêu vì bị lạm dụng tình dục.


Những cựu binh cũng chia sẻ lý do và cảm xúc khi tham gia vào cuộc chiến. Arturo Franco, một cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Iraq, cho biết, anh không thích chiến tranh và cũng không tin vào những lý do mà chính phủ đưa ra để phát động cuộc chiến. Franco tới chiến trường Iraq cũng chỉ bởi anh cảm thấy hổ thẹn với bạn bè của anh, những người đã bỏ lại nhiều điều quan trọng, như gia đình và vợ con, để cống hiến cả cuộc đời cho đất nước.
Mandy Martin cho hay, những cảm xúc về ngày cuối cùng trước khi nhập ngũ cách đây nhiều năm luôn khiến cô nghẹn ngào. "Khi cầm trên tay thẻ quân nhân, bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi không biết phải đối diện với Katrina ra sao. Tôi sợ rằng đó là lần cuối cùng tôi thấy con bé. Con gái tôi mới chỉ 5 tuổi. Nó còn quá nhỏ. Cuối cùng, tôi hôn tạm biệt con bé khi nó còn đang say giấc", Martin nói.
Benji Lewis, một cựu binh Mỹ, cho biết, anh quyết định giải ngũ bởi không đồng tình với việc can thiệp quân sự của chính phủ vào các nước khác.
Nhiều binh lính trở về từ chiến trường cảm thấy ngột ngạt và căm ghét những điều mà họ đã trải qua. 
Myla, một cựu binh Mỹ, chia sẻ: "Phần lớn các cựu binh cảm thấy bất ổn bởi những việc mà họ đã làm, những sự kiện mà họ đã trải qua. Không phải ai cũng muốn người dân chào đón họ tại quê hương như thể họ là anh hùng. Họ không muốn ai đó cảm ơn khi những việc họ làm đáng lẽ đã không xảy ra".
Đôi khi, những trải nghiệm trong cuộc chiến trở thành nỗi ám ảnh. Bộ Cựu chiến binh Mỹ cho biết, khoảng 1/3 số cựu binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan mắc hội chứng chấn thương tâm lý (PTSD).
Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng những cựu binh luôn cố gắng để tái hòa nhập với cộng đồng. 

Kim Ngân

Ảnh: Jim Lommasson

Bạn có thể quan tâm