Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trách nhiệm của người đàn ông với gia đình trong 'Cỏ ven đường'

Sống cho mình hay phải hoàn thành bổn phận với gia đình là băn khoăn của người đàn ông trong tiểu thuyết "Cỏ ven đường".

Cỏ ven đường được viết không lâu trước khi Soseki - một trong những tác giả nổi bật của thời kỳ Minh Trị ở Nhật Bản - qua đời. Lúc viết cuốn sách này, ông đang phải chiến đấu với bệnh đau dạ dày, nên tâm tư không được lạc quan.

Co ven duong anh 1

Sách Cỏ ven đường mới phát hành tiếng Việt qua bản dịch của Lam Anh. Ảnh: Hạnh Nguyễn.

Tác phẩm cuối của văn hào

Bối cảnh câu chuyện trong Cỏ ven đường tương ứng giai đoạn sau của thời Minh Trị. Năm 1903, Nhật Bản nhanh chóng canh tân từ một quốc gia phong kiến trở thành nền dân chủ tự do với thị trường mở cửa mô phỏng châu Âu. Lúc này, những trào lưu tân thời của phương Tây len lỏi vào từng lát cắt cuộc sống của thị dân Tokyo nói riêng và người Nhật nói chung.

Nhân vật chính trong Cỏ ven đường là Kenzo, người đàn ông thành đạt, giáo sư tại một trường đại học, được xem là trụ cột của gia đình. Là người có trách nhiệm, anh cưu mang từ chị gái bị hen suyễn đến gã anh rể tệ bạc, thậm chí cả bố mẹ vợ, những người xưa kia có của ăn của để nhưng chưa bao giờ tôn trọng anh.

Điều đó dấy lên sự mâu thuẫn trong lòng Kenzo, khi quan niệm về mưu cầu hạnh phúc của cá nhân bị va chạm với truyền thống, như quan niệm về lòng hiếu thảo và bổn phận với gia đình.

Một ngày, Kenzo trên con đường trở về nhà, bắt gặp khuôn mặt quen thuộc nhưng đã sớm bị anh cho vào quên lãng, Shimada, người cha nuôi xưa kia của anh. Đó là phong tục có từ xưa của người Nhật, cha mẹ sắp xếp cho người thân, bạn bè nhận nuôi con của họ.

Đây là việc được pháp luật công nhận nên giữa họ có rất nhiều ràng buộc. Thêm một điểm tương đồng giữa tác giả và nhân vật Kenzo, vì bản thân Soseki từng được nhận nuôi trong bảy năm.

Sau khi bàn giao các vấn đề thuộc về pháp lý, Kenzo trở về với gia đình, không còn qua lại cùng người cha nuôi Shimada nữa.

Co ven duong anh 2

Nhà văn Natsume Soseki. Ảnh: Đại học Tokyo.

Bổn phận với gia đình hay mưu cầu hạnh phúc cá nhân?

Tiếng là giáo sư tại trường đại học, Kenzo không hề dư dả, chỉ đủ trang trải cho cuộc sống thường nhật. Thế nhưng, anh lại được xem là khá giả nhất trong đại gia đình luôn bấu víu vào mình. Anh càng cố gắng rũ bỏ sự liên quan với họ, càng bị tiếp cận bằng mọi cách. Họ cố ràng buộc anh bằng quan niệm Nho gia truyền thống về bổn phận gia đình. Họ toan tính và tham lam, cố bòn rút khiến anh kiệt quệ.

Sự tỉnh thức về nội tâm của Kenzo giống như Sanshiro trong tiểu thuyết cùng tên, chàng sinh viên từ quê lên thành thị, nhanh chóng bị cuốn vào guồng quay hối hả của cuộc sống xô bồ. Sanshiro cũng như Kenzo, đều đứng giữa ngã ba đường, buộc họ phải lựa chọn hướng đi riêng cho bản thân.

Sanshiro là sự trăn trở về thế giới trong quá khứ, quê nhà với mẹ già và nàng Omitsu quê mùa cùng thế giới hiện tại, với những nghiên cứu học thuật, sách vở cùng sự tươi mới tiếng cười đùa của mùa xuân tuổi trẻ.

Trong khi đó, như hiện ra trước mắt thư phòng sáu chiếu chật hẹp, trong không gian ẩm ướt và âm u, Kenzo giằng xé trong suy nghĩ về việc sống trọn vai người chồng, người con mẫu mực, hay đoạn tuyệt với gia đình, với người vợ anh không hề yêu thương nhưng lại mắc nợ ân tình.

Cỏ ven đường là sáng tác thuộc giai đoạn sau này của Natsume Soseki, mang nét u hoài của con người đã cao tuổi, không còn niềm vui cuộc sống. Vì thế, tâm lý của Kenzo rất khác so với Botchan trong tác phẩm cùng tên.

Nếu như quan điểm của Soseki về một tương lai u ám cho nước Nhật thì văn phong của ông miêu tả có phần hài hước và thú vị về cuộc sống.

Câu chuyện trong Cỏ ven đường đượm màu sắc cổ xưa, nhưng các nhân vật trong truyện vẫn tươi tắn và sống động, như vượt thời gian đến tận ngày nay. Tinh tế và chăm chút đến từng tiểu tiết, khung cảnh về cuộc sống hàng ngày của người Nhật vào cuối thời Minh Trị hiển lộ rõ ràng.

Natsume Soseki là một trong những tác giả nổi bật của thời kỳ Minh Trị ở Nhật Bản. Người ta hẳn sẽ nhớ Soseki với Tôi là con mèo (1905), Botchan (1906), Gối đầu lên cỏ (1906), Sanshiro (1908), Nỗi lòng (1914)...

Năm 1907, Soseki rời khỏi trường đại học sau một khoảng thời gian dài giảng dạy, vì ông muốn tập trung viết. Thời gian này, ông dựng lên những nhân vật mang đậm nét cá nhân, những con người với nỗ lực khôn cùng, nhằm bóc tách lớp vỏ cô đơn như chiếc chuông ngạt bao phủ lên họ.

Sự đồng cảm của hai tâm hồn cô đơn

“Khu vườn ngôn từ” là một câu chuyện về sự kết nối tâm hồn của hai người trẻ cô đơn. Câu chuyện mang đậm vẻ đẹp bi thương của văn hóa Nhật Bản.

Lam sao de co duoc nang luc lam Dan hinh anh

Làm sao để có được năng lực làm Dân

0

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Hạnh Nguyễn

Bạn có thể quan tâm