Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trả kết quả xét nghiệm chậm, người cách ly ở TP.HCM bức xúc

Các khu cách ly tập trung của TP.HCM đang đối diện hàng loạt vấn đề như: Trả kết quả xét nghiệm chậm dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao, ùn ứ rác thải, thiếu camera giám sát...

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam vừa ký báo cáo về khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 gửi UBND TP.HCM. Trong đó, Sở chỉ ra nhiều vấn đề.

Trả kết quả xét nghiệm chậm là một trong những hạn chế được Sở Y tế đề cập. Việc này dẫn đến tình trạng phát hiện ca bệnh trễ, nguy cơ lây nhiễm cao cho người cùng phòng và bức xúc cho người cách ly.

dich Covid-19 bung phat tai TP.HCM anh 1

Ước tính mối ngày TP.HCM có khoảng 300-500 người nhập khu cách ly tập trung. Ảnh minh họa: Chí Hùng.

Một số khu chưa có camera nên việc giám sát sự tuân thủ của người cách ly còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khu cách ly có số lượng lớn. Có tình trạng khu cách ly chưa vệ sinh khử khuẩn ít nhất 3 lần/ngày, đặc biệt là nơi sử dụng nhà vệ sinh chung.

Rác thải từ khu cách ly quá nhiều, công ty thu gom rác quá tải nên không thu gom thường xuyên, định kỳ dẫn đến rác ùn ứ, gây nguy cơ lây nhiễm chéo và ô nhiễm môi trường xung quanh.

Sở cũng cho biết công tác thu dung điều trị đang quá tải, hồ sơ chuyển viện nhiều thủ tục. Một số trường hợp nhiễm bệnh vẫn chờ tại khu cách ly, gây tâm lý hoang mang cho người bệnh và người cách ly.

Sở Y tế ước tính mỗi ngày có 300 đến 500 người mới nhập khu cách ly. Để nâng cao chất lượng phòng, chống dịch Covid-19, sở đã đề xuất thành phố nhiều biên pháp như: Trang bị hệ thống camera giám sát hành lang; giảm bớt số người cách ly trong một phòng; tạm ngưng sử dụng khu cách ly có nhà vệ sinh chung...

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM sáng 2/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố cử đã một phó ban chỉ đạo chuyên phụ trách vấn đề về khu cách ly.

Lãnh đạo TP.HCM nhấn mạnh các nhà vệ sinh cá nhân phải đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch; tối đa 2 người/phòng. Ông Phong giao Sở Nội vụ ra quyết định thành lập Ban Quản lý khu cách ly tập trung.

Với khu cách ly thuộc quận, huyện, ông Phong yêu cầu không tổ chức tại trường học. Ông đề nghị sử dụng khách sạn, nhà nghỉ, nhà tái định cư chưa sử dụng trên địa bàn làm khu cách ly. Quận, huyện, TP có trách nhiệm nghiên cứu hướng dẫn của Bộ Y tế về cách ly F1 tại nhà.

dich Covid-19 bung phat tai TP.HCM anh 2

Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cho người dân toàn TP.HCM. Ảnh: Phạm Ngôn.

Từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM ghi nhận 4.573 ca mắc mới, đang là ổ dịch có số ca mắc nhiều thứ 2 cả nước, chỉ sau Bắc Giang.

Ngày 28/6, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức đợt cao điểm kiểm soát dịch Covid-19 từ 29/6 đến 10/7 với nhiều giải pháp cụ thể như tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng; tăng năng lực xét nghiệm; tăng giám sát nhóm nguy cơ cao...

TP.HCM phân nhóm mức độ diễn biến dịch. Theo đó, các nơi có nguy cơ rất cao gồm huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 8, Bình Tân, Tân Phú và một phần của TP Thủ Đức (quận Thủ Đức cũ).

Nơi có nguy cơ cao là huyện Củ Chi, quận 1, 4, 5, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, và một phần của TP Thủ Đức (quận 2 và 9 cũ).

Các nơi có nguy cơ gồm huyện Cần Giờ, quận 7, 10, 11, và Phú Nhuận. Thành phố cũng quyết định tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 sau 0h ngày 29/6 đến khi có thông báo mới.


TP.HCM yêu cầu không dùng trường học làm khu cách ly tập trung

UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị không dùng trường học làm khu cách ly tập trung; quận, huyện, TP phải rà soát các khách sạn làm nơi cách ly đáp ứng điều kiện phòng chống dịch.

Thí sinh ở TP.HCM thi tốt nghiệp THPT đợt 2 nếu là F0, F1, F2

TP.HCM hiện có khoảng 200 thí sinh là F0, F1, F2 và 991 thí sinh trong khu vực phong tỏa.

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm