Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TQ sẽ triển khai lá chắn tên lửa trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

Trung Quốc dự định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên các tàu chiến tương tự Aegis BMD của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Trung Quốc có thể là quốc gia thứ 2 trên thế giới xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển, SCMP dẫn lời các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết. Nhận định này được đưa ra sau khi Bắc Kinh thử nghiệm đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo vào ngày 5/2.

Việc xây dựng lá chắn tên lửa giúp bảo vệ Trung Quốc trước cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Đây là một phần trong nỗ lực bắt kịp các cường quốc hạt nhân như Nga, Mỹ bằng công nghệ phòng thủ tên lửa. Trung Quốc trước đây đã tiến hành 2 thử nghiệm đánh chặn vào năm 2010 và 2013.

Theo các nhà quan sát, Trung Quốc muốn mở rộng lá chắn tên lửa từ trên đất liền ra trên biển nhằm vượt qua chuỗi đảo thứ nhất. Chuỗi các đảo ngăn cách Trung Quốc và Thái Bình Dương mà Trung Quốc tin là bị Mỹ sử dụng nhằm kiểm tỏa nước này kể từ Chiến tranh Lạnh.

Song Zhongping, nhà bình luận quân sự nói với kênh truyền hình Phoenix: “Hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ và lợi ích ở nước ngoài, vì hệ thống này có thể thiết lập ở bất kỳ nơi đâu có tàu chiến của Trung Quốc đi qua. Khu vực đầu tiên mà lá chắn tên lửa hướng đến là châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”.

La chan ten lua Trung Quoc anh 1
Trung Quốc sẽ triển khai lá chắn tên lửa trên tàu khu trục Type-055. Đồ họa: Handout.

Trung Quốc đang cố gắng xây dựng lực lượng hải quân nước xanh có thể hoạt động trên toàn cầu. Các nhà quan sát cho biết Bắc Kinh dự định đưa vào vận hành 4 nhóm tác chiến tàu sân bay từ năm 2030. Ông Song là cựu sĩ quan lực lượng Tên lửa chiến lược Trung Quốc, nói: “Mỹ và các đồng minh chiến lược đang tìm cách chống lại Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, Bắc Kinh chắc chắn sẽ triển khai lá chắn tên lửa ở đây để bảo vệ lợi ích”.

Antony Wong Dong, chuyên gia quân sự ở Macau, cho biết Trung Quốc đang phát triển tên lửa đánh chặn HQ-26 có thể sử dụng trên đất liền và trên biển. Hệ thống này dự kiến trang bị cho tàu khu trục Type-055 đang được chế tạo. Theo Global Security, HQ-26 được cho là tương tự tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 của Mỹ.

La chan ten lua Trung Quoc anh 2
Minh họa cơ chế hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD. Đồ họa: CNN.

Chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh cho biết tên lửa đánh chặn trên biển được thiết kế để phá hủy tên lửa đạn đạo của đối phương trong giai đoạn giữa của chuyến bay. Cuộc thử nghiệm lá chắn tên lửa diễn ra trong bối cảnh căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên gia tăng. Bắc Kinh cũng lo ngại trước khả năng phát triển tên lửa của Ấn Độ.

Zhou Chenming, nhà phân tích quân sự nói rằng Bắc Kinh muốn gửi đi thông điệp họ vẫn là quốc gia hạt nhân tương đối nhỏ. Ngày 18/1, Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V, tầm bắn hơn 5.000 km có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.

Tháng 11/2017, Triều Tiên bắn thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15, tầm bắn ước tính khoảng 13.000 km có thể tấn công lục địa Mỹ. “Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa của Trung Quốc đủ mạnh để bắn hạ các tên lửa Ấn Độ và Triều Tiên nhưng không rõ có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ hay không”, ông Zhou nói.

Mỹ là quốc gia đầu tư mạnh nhất vào lá chắn tên lửa. Hơn 200 tỷ USD đã được chi cho phòng thủ tên lửa, tuy nhiên hiệu quả của nó đến đâu vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi.

Mô phỏng tên lửa DF-21D diệt tàu sân bay Mỹ Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc với tầm bắn hơn 1.450 km được mệnh danh là sát thủ diệt tàu sân bay Mỹ.

Lá chắn tên lửa của TQ đánh chặn thành công

Trung Quốc tuyên bố đánh chặn thành công mục tiêu giả định trong một thử nghiệm mô phỏng phòng thủ tên lửa giữa bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm