Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘TQ đưa giàn khoan nhằm che mắt hoạt động xây đảo’

Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, nói hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc diễn ra từ lâu và việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 nhằm đánh lạc hướng.

Ông Trần Công Trục. Ảnh: Đỗ Mến/Zing.vn
Ông Trần Công Trục. Ảnh: Đỗ Mến/Zing.vn

Trả lời Zing.vn bên lề một hội thảo quốc tế về hoạt động xây đảo nhân tạo trên Biển Đông sáng 25/7 tại Dinh Thống nhất (TP HCM), ông Trần Công Trục cho biết, nhiều chuyên gia nhận định việc Bắc Kinh điều giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền Việt Nam năm ngoái là động thái mang tính thăm dò và "đánh lạc hướng, dương Đông kích Tây" trong chiến thuật của Trung Quốc từng bước vươn ra làm chủ Biển Đông.

"Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng đảo đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thành một căn cứ thmạnh về mặt quân sự. Đây là yếu tố chính, thể hiện cách Bắc Kinh tranh giành và khẳng định chủ quyền sai trái trên lãnh thổ của Việt Nam", ông Trần Công Trục nói. 

Hình ảnh do Philippines chụp cho thấy hoạt động xây dựng trên đá Gạc Ma - Ảnh: Philippines Star
Hình ảnh do Philippines chụp cho thấy hoạt động xây dựng trên đá Gạc Ma. Ảnh: Philippines Star

Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nhận định, chiến thuật của Bắc Kinh chính là sử dụng những bãi cạn qua cải tạo như các đảo, từ đó tuyên bố xác lập vùng biển theo ý muốn của Trung Quốc.

"Nhiều học giả lo ngại, liệu Trung Quốc có sử dụng những đảo nhân tạo này để hợp thức hóa đường lưỡi bò trái phép do nước này tự vạch ra hay không. Đây là điều rất nguy hiểm, là một trong những âm mưu của Bắc Kinh", ông nhấn mạnh. 

Ông Trần Công Trục cũng cảnh báo, âm mưu của Trung Quốc còn có thể vượt xa hiện tại. "Với sự đầu tư quy mô, nếu Bắc Kinh hoàn thành ở một nơi, họ có thể tiếp tục triển khai âm mưu ở cả những bãi cạn của Malaysia hoặc Philippines. Khi Trung Quốc có thể hoàn thành việc mở rộng bãi cạn ngay trên thềm lục địa các nước, họ sẽ công bố đường cơ sở, tuyên bố quyền và tự do hoạt động trong vùng biển thuộc đường 9 đoạn, bắt bớ, khống chế, ảnh hưởng đến hàng hải và hàng không". 

Quân nhân Mỹ trên máy bay trinh sát P-8A Poseidon chỉ trên màn hình hoạt động bồi đắp đảo phi pháp của Trung Quốc ở đá Chữ Thập - Ảnh: Reuters
Quân nhân Mỹ trên máy bay trinh sát P-8A Poseidon chỉ trên màn hình hoạt động bồi đắp đảo phi pháp của Trung Quốc ở đá Chữ Thập. Ảnh: Reuters

Giữa tháng 6/2015, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 16/6 cho biết, dự án cải tạo đất các công trình xây dựng của Trung Quốc trên một số đảo và đá ngầm thuộc quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) "sẽ hoàn tất trong những ngày tới”.

Ông Trần Công Trục cho rằng đây là một chiến thuật có tính toán của Trung Quốc trong quan hệ với các nước lớn, như Trung - Mỹ và Trung Quốc - ASEAN. "Trước sức ép của dư luận, đặc biệt khi Washington thể hiện ý định đưa tàu chiến đến cách 12 hải lý từ khu vực bồi đắp của Trung Quốc, Bắc Kinh buộc phải ra những tuyên bố mang tính xoa dịu", ông nói với Zing.vn.

Theo ông, thực chất tuyên bố của ông Lục Khảng cho thấy rõ "Trung Quốc đã bồi đắp xong, chứ không phải họ đang làm mà phải ngưng vô điều kiện". "Người phát ngôn còn nói Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự theo kế hoạch. Đây chính là lời khẳng định của Bắc Kinh rằng họ sẽ tiếp tục 'làm tới"', ông Trần Công Trục nhận định.

'Philippines thắng kiện TQ sẽ khích lệ các nước khác'

Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Mỹ, một số chuyên gia quốc tế bày tỏ kỳ vọng Philippines sẽ chiến thắng trong vụ kiện những tuyên bố chủ quyền sai trái của Trung Quốc.

Chuyên gia quốc tế đánh giá cao phản ứng của VN về Biển Đông

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều phản ứng linh hoạt và khéo léo trước các hành động của Trung Quốc từ việc xây dựng đảo nhân tạo đến các vụ việc khác.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm