Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TPP, RCEP đều là con đường tới tự do hóa thương mại khu vực

Đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) cho rằng dù là qua TPP hay RCEP thì đây đều là những hướng đi đúng đắn cho hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế thành viên APEC.

"Toàn bộ thực tiễn và mục tiêu của APEC là hướng tới khu vực tự do thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm tăng cường sự thịnh vượng cho tất cả công dân của các nền kinh tế khác nhau và có rất nhiều con đường để đi tới đó", ông John Drummond, Trưởng bộ phận Thương mại trong Dịch vụ, Tổng vụ Thương mại và Nông nghiệp, Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) chia sẻ với Zing.vn ngày 19/5 tại Hà Nội.

"Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một cách. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) cũng là một con đường", ông Drummond nói. "Do vậy dù là qua TPP, RCEP hay các sáng kiến khác thì đó đều là hướng đi đúng đắn cho hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên APEC".

TPP,  RCEP huong toi tu do hoa thuong mai anh 1
Đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) John Drummond  trong cuộc phỏng vấn nhanh với Zing.vn ngày 19/5 tại Hà Nội. Ảnh: Lê Hiếu.

Về vai trò mới nổi của Trung Quốc trong hội nhập kinh tế khu vực những năm gần đây khi đề ra và thúc đẩy nhiều sáng kiến như RCEP, Vành đai và Con đường (BRI), Khu vực Tự do Thương mại Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), ông Drummond đánh giá: "Sự làm gương và sự đi đầu của Trung Quốc là rất quan trọng".

"Dưới góc nhìn của OECD, có thể thấy rằng Trung Quốc là một đối tác then chốt của chúng tôi, ngày càng tham gia tích cực hơn vào lĩnh vực thương mại dịch vụ. OECD rất quan tâm tới việc hợp tác với Trung Quốc trong việc cải cách dịch vụ ở quốc gia này", ông cho biết.

TPP,  RCEP huong toi tu do hoa thuong mai anh 2
Ông John Drummond, Trưởng bộ phận Thương mại trong Dịch vụ, Tổng vụ Thương mại và Nông nghiệp, Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD). Ảnh: Lê Hiếu.

TPP được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định này được đàm phán từ tháng 3/2010 và ký kết đầu năm 2016, gồm 12 quốc gia: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam.

Đầu năm 2017, Mỹ rút khỏi TPP. Quyết định của Washington khiến cho hiệp định này tạm thời "đóng băng".

Trong khi đó, RCEP là hiệp định do Trung Quốc khởi xướng, hiện gồm 10 nước ASEAN và các đối tác thương mại của họ trong khu vực là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ.

Phiên đàm phán thứ 17 của RCEP đã được tổ chức tại Nhật Bản trong tuần cuối tháng 2 đầu tháng 3, nhằm thúc đẩy hoàn tất đàm phán vào tháng 11 năm nay.

Trong ba ngày từ 20-22/5, các cuộc họp quan trọng cấp bộ trưởng của các nước thuộc TPP và RCEP dự kiến diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC (MRT 23) tại Hà Nội.

Đặc biệt, các cuộc họp của các trưởng đoàn đàm phán TPP lần này được đánh giá là mang tính quyết định đối với việc tái khởi động một hiệp định TPP 11, không có sự tham gia của Mỹ.

MRT 23 tại Hà Nội cũng là lần đầu tiên các nước APEC được nghe Đại diện Thương mại mới của Mỹ nói về chính sách thương mại của chính quyền Trump - điều đến nay vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng về định hướng.

'Mỹ có thể quay lại TPP với những thay đổi cần thiết'

Chia sẻ với Zing.vn bên lề SOM 2, trưởng SOM Nhật Bản cho biết Tổng thống Mỹ Trump có thái độ tích cực trong các cuộc nói chuyện với Thủ tướng Abe về tầm quan trọng của TPP.

Đột phá nào cho TPP 11 ở Hà Nội?

Cuộc họp đầu tiên của các trưởng đoàn đàm phán TPP sẽ bắt đầu vào chiều 20/5. Tới sáng 21, các bộ trưởng TPP 11 sẽ có buổi ăn sáng làm việc với hy vọng tái khởi động hiệp định.

Ngụy An

Bạn có thể quan tâm