Đó là một trong những nhiệm vụ vừa được UBND TP.HCM giao cho các đơn vị liên quan, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, chủ động ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các hoạt động vi phạm trong chăn nuôi trên địa bàn.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm tại cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc (đặc biệt là cơ sở nuôi vỗ béo). Thực hiện nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ theo quy định về thú y.
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng giao Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Sở Y tế thực hiện tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Ban QLATTP, Cục Quản lý thị trường và UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức phải giám sát tồn dư chất cấm trong chăn nuôi tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ đầu mối… Theo báo cáo của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Bộ Công an, trong năm 2022, các đơn vị đã hậu kiểm 381.108 cơ sở, xử lý 233.220 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, lực lượng chức năng đình chỉ hoạt động 102 cơ sở, 1.023 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm, tiêu hủy 5.132 loại thực phẩm do không đảm bảo chất lượng.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.