Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM: Xử lý dứt điểm khó khăn của doanh nghiệp trong tháng 3

Trong tuần này TP.HCM sẽ có danh sách tổng hợp tất cả khó khăn từ các cuộc gặp gỡ với doanh nghiệp, từ đó yêu cầu các sở ngành xử lý dứt điểm trong tháng 3 nếu trong thẩm quyền.

Tại Phiên họp về tình hình phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM 2 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp tháng 3 sáng 3/3, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi nhìn nhận đà suy giảm từ quý IV/2022 vẫn còn tiếp tục đến quý I và quý II năm nay.

Do đó, TP phải nắm bắt các cơ hội từ một số điểm sáng ở thị trường Trung Quốc và Mỹ để sớm kết thúc đà suy giảm.

Gỡ khó cho bất động sản sẽ lan tỏa đến nền kinh tế

Theo Chủ tịch Phan Văn Mãi, trong tuần này TP.HCM sẽ có danh sách tổng hợp những khó khăn, vướng mắc từ các cuộc gặp gỡ với doanh nghiệp thời gian qua. Ông yêu cầu các sở ngành tập trung giải quyết dứt điểm cho doanh nghiệp trong tháng 3. Với những vấn đề dài hạn, các đơn vị phải chỉ ra lộ trình giải quyết.

Đặc biệt, ông đề nghị Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường phối hợp cùng Tổ công tác tháo gỡ khó khăn về bất động sản của Chính phủ tập trung cao độ trong việc rà soát và giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Vị lãnh đạo nhấn mạnh điều này sẽ tác động trực tiếp và lan tỏa rất lớn đến nền kinh tế.

"Chúng ta phải có hành động quyết liệt kịp thời, làm ngày làm đêm để tạo ra sự thống nhất, như vậy mới tạo niềm tin và tác động đến thị trường", Chủ tịch UBND TP.HCM nói.

go kho bat dong san anh 1

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu chỉ đạo phiên họp. Ảnh: HCMC.

Báo cáo tại phiên họp, đại diện Sở Xây dựng TP cho biết tính đến cuối tháng 2, trong số 7 dự án vướng mắc thì có 4 dự án đã được giải quyết. Với 3 dự án còn lại thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương, Sở sẽ tiếp tục kiến nghị tham mưu lên Chính phủ.

Để giải quyết những khó khăn hiện nay, đại diện Sở Xây dựng cho rằng cần có sự phối hợp chung giữa các sở ngành và đề xuất thời gian cụ thể. Đồng thời, mỗi dự án cần có hướng giải quyết cụ thể, tránh đưa nội dung chung chung.

Vực dậy 10 nhóm ngành kinh tế

Cũng tại phiên họp lần này, TS Trần Du Lịch, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhấn mạnh TP.HCM cần tìm kiếm các dư địa để nỗ lực phát triển, giữ tốc độ tăng trưởng không suy giảm quá nhiều so với mức 8-8,5%. Nếu không giữ được mức tăng trưởng này, khó khăn sẽ chồng chất năm sau, chuyên đề phục hồi kinh tế sẽ bất lợi.

"Điều TP.HCM cần tập trung ngay là làm gì để 6 tháng cuối năm có thể bù đắp được sự sụt giảm do ảnh hưởng từ cuối năm 2022 sang 2 quý đầu năm nay", ông đặt vấn đề.

Do đó, theo ông, các sở ngành cần tập trung đánh giá 4 nhóm ngành công nghiệp và 9 nhóm ngành dịch vụ có đóng góp tỷ trọng cao nhất. Riêng về dịch vụ, ông cho rằng tập trung đánh giá 5 nhóm gồm thương mại, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, du lịch và logistics.

"5 nhóm ngành dịch vụ trên kết hợp với 4 nhóm ngành công nghiệp và nhóm ngành xây dựng, nếu vực dậy được 10 nhóm ngành này thì nền kinh tế sẽ giữ được tốc độ tăng trưởng", ông nhấn mạnh.

go kho bat dong san anh 2

TS Trần Du Lịch, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đóng góp ý kiến cho TP.HCM. Ảnh: HCMC.

Trong đó, ông đề nghị Sở Xây dựng cùng các sở ngành liên quan tập trung tháo gỡ cho các dự án bằng những minh chứng thực tế ngay trong tháng 3 này để tạo niềm tin cho thị trường. Đồng thời, các sở ngành công bố các dự án chậm trễ tiến độ kèm nguyên nhân lên trang web chính thức của TP.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia cho rằng TP nên đẩy mạnh thêm nhiều chương trình kết nối ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giải quyết vấn đề vốn cho doanh nghiệp.

"Trong tình hình biến động hiện nay, những việc TP đang làm rất quan trọng, tuy nhiên rất cần động thái cụ thể để khơi dậy niềm tin của thị trường. Còn nếu những động thái đều phải chờ đợi và trên giấy tờ thì tôi nghĩ rằng rất khó khôi phục niềm tin", TS Trần Du Lịch nhấn mạnh.

UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ngành vào cuộc gỡ khó 4 dự án

Sau cuộc họp chiều 20/2, đến nay UBND TP đã có kết luận chỉ đạo gỡ khó những vướng mắc liên quan cho 4 dự án bất động sản.

NHNN TP.HCM nêu lý do doanh nghiệp khó tiếp cận các gói vay ưu đãi

Lãnh đạo NHNN Chi nhánh TP.HCM cho rằng việc các doanh nghiệp khó tiếp cận gói vay ưu đãi lãi suất có nguyên nhân từ cả cơ chế chính sách, lẫn từ phía doanh nghiệp.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm