Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM tạm áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

TP.HCM thông báo sẽ áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

TP.HCM sẽ tạm áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính nghĩa vụ tài chính đất đai. Ảnh: Hoàng Hà.

Cuối ngày 21/9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đã ban hành công văn về giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế đất đai trong thời gian thành phố chưa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 về quy định bảng giá đất theo Khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.

Theo đó, UBND TP.HCM chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 (theo Quyết định 02/2020) như đã thực hiện trước ngày 1/8 để tính nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai từ ngày 1/8 đến khi thành phố ban hành bảng giá đất điều chỉnh.

Điều này đồng nghĩa với việc giá đất quy định tại Bảng giá đất theo Quyết định số 02 sẽ được nhân với hệ số điều chỉnh giá đất theo Quyết định số 56/2023 ngày 21/12/2023 của UBND TP.HCM để tính giá đất giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai.

UBND TP.HCM giao Cục Thuế TP.HCM phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Sở Tài chính thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện giải quyết các hồ sơ đất đai tồn đọng phát sinh từ ngày 1/8 theo quy định pháp luật.

Từ đó, tính thu nghĩa vụ tài chính, thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản và các khoản thu từ đất...

Hồi cuối tháng 7, TP.HCM có thông báo dự kiến áp dụng Bảng giá đất điều chỉnh từ ngày 1/8 với mức tăng gấp nhiều lần bảng giá đất hiện hành, tác động lên nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Do có nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận nên hiện thành phố này chưa chốt được phương án điều chỉnh bảng giá đất mới.

Cục Thuế TP.HCM đã 3 lần gửi văn bản kiến nghị lên UBND TP.HCM đề xuất đưa ra những phương án kịp thời để tính nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với hồ sơ đất đai phát sinh từ ngày 1/8.

Theo cơ quan này cho biết, trong giai đoạn ngày 1-27/8 đã tồn đọng hơn 8.800 hồ sơ nhà đất đang chờ xử lý liên quan đến nghĩa vụ tài chính.

Trong đó có 364 hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất, 277 hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng, 5.448 hồ sơ chuyển nhượng bất động sản và 2.737 hồ sơ không phát sinh đến nghĩa vụ tài chính về thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ...

Lượng hồ sơ này đến hiện tại vẫn chưa được giải quyết do cơ quan thuế phải chờ hướng dẫn cách tính mới sau khi Luật Đất đai 2024 và Nghị định số 103/2024 có hiệu lực từ ngày 1/8.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Ngân hàng đề xuất được quyền thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý nợ

Báo cáo Thủ tướng, các NHTM tư nhân lớn cho biết đã tích cực giảm lãi suất cho vay, đồng thời đề xuất thêm giải pháp để khơi thông dòng vốn tín dụng.

Lãi suất cho vay bình quân đã giảm hơn 1%

Báo cáo Thủ tướng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Quang Dũng cho biết tính đến tháng 8, lãi suất cho vay bình quân đã giảm hơn 1%/năm so với cuối năm ngoái.

Vingroup, Sovico, Sun Group, Thaco đề xuất gì với Thủ tướng?

Tại hội nghị làm việc của Thường trực Chính phủ, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn đã đưa đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển đất nước.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm