"Nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí đến từ phát thải của các phương tiện. Chúng ta đã có các quy định về tiêu chuẩn khí thải của ôtô qua đăng kiểm định kỳ, nhưng đối với xe gắn máy thì chưa có cơ sở gì để kiểm soát", ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, nói về nguyên nhân ô nhiễm bên lề cuộc gặp báo chí ngày 20/12.
![]() |
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM. Ảnh: Lê Quân. |
Ông Lâm cho biết để có những quy định cụ thể về khí thải xe máy, TP.HCM cần chờ ít nhất 2 năm nữa để sửa đổi Luật Giao thông đường bộ. Trước tình hình đó, Sở GTVT sẽ thực hiện thí điểm đề án kiểm soát khí thải xe máy bằng các chính sách hỗ trợ người dân trong quý I và II năm 2020.
"Sở GTVT sẽ sử dụng trạm dịch vụ của các hãng xe và có những chính sách hỗ trợ sửa chữa đối với những người đưa xe tới đánh giá mức độ ô nhiễm", Giám đốc Sở GTVT TP.HCM nói.
Thông qua hoạt động này, TP.HCM sẽ có đánh giá được thực trạng, mức độ ô nhiễm thực tế đến từ xe máy và khuyến khích người dân tham gia bảo vệ môi trường hơn. Trong năm sau, Sở GTVT sẽ đề xuất UBND TP trình Chính phủ quy chế cụ thể về thí điểm kiểm soát khí thải các loại xe gắn máy, xe 2 bánh.
Ngoài ra, Sở GTVT TP.HCM đã xây dựng kế hoạch tăng cường vệ sinh các tuyến đường bằng cách tăng tần suất phun rửa mặt đường, chấn chỉnh đơn vị thi công gây mất vệ sinh, mỹ quan đô thị.
Theo kế hoạch, Sở GTVT sẽ chỉnh trang mặt đường 31 tuyến với chiều dài hơn 260 km.
TP.HCM: Tiền phạt hành vi gây ô nhiễm tăng 99 lần trong nửa năm
Sáu tháng đầu năm 2019, số tiền xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường của TP.HCM là hơn 478 triệu đồng. Sáu tháng cuối năm, con số này là gần 48 tỷ đồng, gấp 99 lần.
TP.HCM lên kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy
TP.HCM cho rằng cần phải kiểm soát khí thải đối với xe máy do việc gia tăng loại phương tiện này đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân.
Thí điểm kiểm soát khói xe máy
Bộ GTVT đề nghị áp dụng kiểm tra khí thải với xe máy tại năm thành phố trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ trước khi áp dụng đại trà.