Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM muốn dành 10 ha đất làm khu tái định cư trong Đại học Quốc gia

UBND TP.HCM đề xuất phân bổ 10,3 ha đất tái định cư cho khoảng 5.000 người dân bị ảnh hưởng bởi dự án khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM.

UBND TP.HCM vừa có công văn gửi Bộ Xây dựng về việc góp ý đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Đại học Quốc gia TP.HCM.

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 3/2014, với diện tích 643,7 ha, quy mô 65.000 sinh viên.

Hồi tháng 3/2021, Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch với mục tiêu đáp ứng nhu cầu tái định cư cho người dân sinh sống trong khu Đại học Quốc gia TP.HCM; xác lập lại quy mô, phạm vi ranh giới để làm cơ sở quản lý, đầu tư.

Góp ý về cơ cấu sử dụng đất, UBND TP.HCM đề nghị điều chỉnh, phân bổ đất dành cho giáo dục đại học khoảng 633,67 ha; đất ở dành cho tái định cư là 10,03 ha, phục vụ dân số khoảng 5.000 người.

Ngoài các nhóm nhà ở thấp tầng, đối với dự án khu tái định cư 10,03 ha, TP.HCM đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM và đơn vị tư vấn nghiên cứu bố trí thêm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, chợ, sân thể thao cơ bản.

Tai dinh cu khu do thi Dai hoc quoc gia anh 1

Một góc nội khu Ký túc xá làng Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Phạm Ngôn.

Đất cây xanh tối thiểu đạt 2 m2/người, tối thiểu phải có một công viên quy mô 5.000 m2.

Bên cạnh đó, thành phố cũng góp ý bố trí thêm nhóm nhà ở chung cư cao tầng để đa dạng hóa nhu cầu tái định cư của người dân.

Hệ thống mạng lưới giao thông đối nội, giao thông đối ngoại của khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM phải thuận tiện, hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại sinh viên, giáo viên và cộng đồng dân cư khu vực lân cận theo hướng giao thông xanh kết nối giao thông công cộng.

Thành phố cũng đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM và đơn vị tư vấn nghiên cứu bố trí thêm bến đỗ xe buýt tại khu vực tiếp cận ga metro - Suối Tiên (đang xây).

Theo UBND TP.HCM, khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM và Khu Công nghệ cao là hạt nhân trong Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông nên cần nghiên cứu phương án kết nối hạ tầng giao thông đường trên cao hoặc đường ngầm) giữa hai khu vực đang bị chia cắt bởi xa lộ Hà Nội.

Mặt khác, các đơn vị lưu ý nghiên cứu không gian kiến trúc cảnh quan theo hạng mục công trình, dự án thành phần trong khuôn viên dự án.

Quy hoạch hạ tầng chưa bắt kịp tốc độ phát triển của TP.HCM

Quy hoạch TP.HCM được phủ kín năm 2012-2013, dựa vào quy hoạch chung được Thủ tướng phê duyệt năm 2010; tuy nhiên, quy hoạch này bắt đầu cho thấy sự khác biệt với nhu cầu hiện nay.

Thư Trần

Bạn có thể quan tâm