Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM hỗ trợ hơn 2,35 triệu lao động theo Nghị quyết 116

Hơn 2,16 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 167.000 lao động bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 5.570 tỷ đồng.

Ngày 12/12, Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết tính đến thời điểm hiện tại có hơn 2,35 triệu người lao động ở 81.590 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã được nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116 của Chính phủ, với tổng số tiền hơn 5.570 tỷ đồng.

Trong số đó, hơn 2,16 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hơn 167.000 lao động bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

ho tro nguoi lao dong anh 1

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Tân Phú, TP.HCM trao sổ bảo hiểm cho đoàn viên nghiệp đoàn có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN.

Theo ông Trần Dũng Hà, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM, các mức hỗ trợ một lần 1,8-3,3 triệu đồng/người, phụ thuộc thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của mỗi người lao động.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội thành phố cũng đã giải quyết cho hơn 83.550 doanh nghiệp và gần 1,8 triệu lao động được giảm đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0%, với tổng số tiền hơn 1.890 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chi trả theo Nghị quyết 116, nhiều doanh nghiệp nhỏ, có số lao động ít, chưa chuyển thông tin cho người lao động để thực hiện rà soát, gắn số tài khoản nên Bảo hiểm xã hội chưa có cơ sở để chi trả cho người lao động.

Ngược lại, nhiều người lao động không cung cấp đầy đủ hoặc kê khai đúng số tài khoản nên cơ quan Bảo hiểm xã hội phải liên lạc cụ thể từng người để hướng dẫn kê khai lại thông tin làm ảnh hưởng phần nào đến tiến độ chi trả.

Để đảm bảo không bỏ sót người lao động thuộc diện được thụ hưởng chính sách theo quy định, ông Trần Dũng Hà đề nghị các doanh nghiệp nhanh chóng phối hợp với người lao động rà soát và chuyển lại danh sách cho cơ quan Bảo hiểm xã hội để tiến hành chi trả.

Người lao động cũng nên mở tài khoản ngân hàng để cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển tiền hỗ trợ, tránh việc nhận tiền trực tiếp vừa mất thời gian đi lại vừa có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Ông Trần Dũng Hà cũng lưu ý người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến hết ngày 30/9, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định mà chưa nhận hỗ trợ thì nhanh chóng thực hiện kê khai thông tin theo mẫu, gửi về cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi gần nhất để được nhận hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, người lao động có thể gửi hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN hoặc ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID), dịch vụ bưu chính… chậm nhất đến hết ngày 20/12.

Theo Bảo hiểm xã hội, hiện thành phố có gần 3 triệu người đang tham gia hoặc đang bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp thuộc diện được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116. Dự kiến, tổng số tiền chi hỗ trợ là khoảng 6.000 tỷ đồng.

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng mạnh

Cho rằng việc rút BHXH một lần gây ra nhiều hệ lụy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích người lao động tham gia hệ thống an sinh này lâu dài.

Chính sách hiệu lực tháng 11: Giảm thuế nhiều dịch vụ

Giảm thuế nhiều dịch vụ, bảo vệ việc làm cho người lao động tố cáo, thời hạn chi trả tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116... là những chính sách mới đáng chú ý trong tháng 11.

https://www.vietnamplus.vn/tphcm-ho-tro-hon-235-trieu-nguoi-lao-dong-theo-nghi-quyet-116/760295.vnp

Theo Thanh Vũ/TTXVN

Bạn có thể quan tâm