Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan có công văn khẩn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 năm 2021.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ngày 12/10, có 292.000 lao động ngoại tỉnh làm việc tại TP.HCM về các địa phương trong thời gian giãn cách xã hội. Ngành lao động, thương binh và xã hội TP.HCM không có thống kê số liệu riêng do người lao động quay về các tỉnh không khai báo.
TP.HCM cũng không thống kê được số liệu chi tiết như yêu cầu của Bộ, gồm: số người lao động trên 15 tuổi; số lượng nam/nữ; tình trạng lao động của người trên 15 tuổi (đang làm việc, thất nghiệp, không có nhu cầu làm việc do đang đi học hoặc lo sợ dịch bệnh...).
Tình hình hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và người dân chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ 1/1 đến 15/12 | ||||||
Nguồn: UBND TP.HCM | ||||||
Nhãn | Tiền mặt | Vật dụng y tế | Trợ giá điện | Trợ giá nước sạch | Túi an sinh | |
Tiền hỗ trợ | triệu đồng | 10870196 | 411603 | 581506 | 154660 | 786628 |
Về tình hình hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, người dân chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, TP.HCM đã chi tổng cộng 12.804 tỷ đồng cho hơn 8,8 triệu lượt hộ gia đình và hơn 7,4 triệu lượt người.
Về tình hình tiếp nhận hỗ trợ, viện trợ và chi phòng, chống dịch, TP.HCM tiếp nhận hơn 6.726 tỷ đồng, gồm: Tiền mặt (hơn 1.000 tỷ đồng); lương thực, thực phẩm, rau củ quả; vật dụng y tế; kinh phí mua vaccine; và túi an sinh.
Thành phố được bổ sung, hỗ trợ, viện trợ tổng cộng 58.770 lượt người trên cả nước, gồm tình nguyện viên, đoàn thanh niên, học sinh, F0...(chưa tính lực lượng quân đội, công an).
TP.HCM đã thiết lập tổng cộng 31 bệnh viện dã chiến với 44.000 giường và 5.933 y, bác sĩ.
Tổng số tiền chi cho công tác phòng, chống dịch của TP.HCM (từ 1/1 đến 15/12) là 9.143 tỷ đồng, trong đó có 3.945 tỷ đồng bằng hiện vật. Cụ thể, TP.HCM chi 9.091 tỷ đồng cho thành phố (trong đó có 4.142 tỷ đổng từ ngân sách địa phương) và hơn 51 tỷ đồng hỗ trợ địa phương khác.