Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP HCM xây dựng đô thị thông minh: Tiền đâu ra?

Dù nhìn nhận xây dựng đô thị thông minh là một yêu cầu cấp bách, nhưng ngân sách cho đề án này là bài toán gây đau đầu đối với nhiều lãnh đạo TP.

Chiều 25/7, lãnh đạo TP HCM đã làm việc với tập đoà VNPT và đại diện tập đoàn Microsoft về đề án “Thành phố thông minh”. Nhiều lãnh đạo sở, ngành nhìn nhận, việc xây dựng thành phố thông minh để giải quyết các vấn đề bức xúc của đô thị như giao thông, y tế, giáo dục... là một nhu cầu cấp thiết.

Tuy nhiên, nhiều người cũng bày tỏ sự lo ngại về phương án tài chính cho đề án này. “Tiền đâu ra?” là câu hỏi được một số đại biểu đặt ra tại cuộc họp.

Nói về đề án, Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong khẳng định, có bốn nội dung phải làm để hoàn thành mục tiêu xây dựng TP HCM trở thành đô thị thông minh. Đầu tiên, là phải giúp TP phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy hiệu quả kinh tế, xã hội, nâng cao sức cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng.

“Qua việc xây dựng đô thị thông mình, phải làm cho đời sống người dân ngày càng tốt hơn. Người dân, doanh nghiệp phải được phục vụ tốt hơn và chất lượng sống tăng lên”, ông nói.

TP HCM xay dung do thi thong minh anh 1
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho rằng, xây dựng đô thị thông minh là một nhu cầu bức thiết của TP HCM. Ảnh: V. Đông.

Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng được Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh là việc người dân tham gia vào quản lý thành phố và giám sát chính quyền. “Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri của TP, lắng nghe nhiều ý kiến của người dân góp ý xây dựng chính quyền ngày càng tốt hơn. Khi xây dựng thành phố thông mình, cần phải có thêm những kênh để người dân gửi ý kiến của mình”, ông Phong nói.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, việc xây dựng mô hình đô thị này không phải là chuyện xa xôi, mà đó là yêu cầu thực sự cấp bách hiện nay. Chính Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng sẽ là người đứng đầu ban chỉ đạo xây dựng.

Ông cũng yêu cầu các đơn vị tham gia phải cố gắng xây dựng đề án trong ba tháng để trình TP, đồng thời xác định lộ trình đến 2020, lưu ý đến yếu tố hạ tầng, con người.

Phó giám đốc Sở Nội vụ Lê Hoài Trung chỉ ra những hạn chế của TP HCM. Trong đó, các sở, ngành của TP HCM hiện chưa thể kết nối được với các bộ, ngành trung ương. Theo ông, muốn xây dựng thành phố thông minh thì phải tạo ra sự kết nối từ trên xuống. Tuy nhiên, đây vẫn là điểm yếu của TP khi mấy chục năm rồi vẫn chưa thực hiện được.

Bên cạnh đó, Phó giám đốc Sở Nội vụ cũng cho rằng, để xây dựng mô hình này phải bắt đầu từ những nền tảng cũ nhằm đảm bảo tiến độ và tiết kiệm chi phí.

Đại diện Microsoft có mặt trong buổi làm việc khẳng định, việc xây dựng phải bắt nguồn từ những cơ sở dữ liệu có sẵn, kết hợp với nền tảng công nghệ mới. Tuy người, đơn vị này cũng lưu ý: “Đô thị thông minh không chỉ là vấn đề về công nghệ, mà đó là sự bắt tay, chia sẻ với nhau của chính quyền”.

Điều kiện nào để TP HCM trở thành thành phố thông minh?

Các chuyên gia cho rằng tầm nhìn của lãnh đạo, sự quyết đoán và kế hoạch hành động hiệu quả là những yếu tố quan trọng trước tiên để một thành phố trở nên "thông minh".

Bí thư Thăng: Xây dựng TP HCM thành đô thị thông minh

Bí thư Đinh La Thăng cho rằng xây dựng TP HCM trở thành TP thông minh là một định hướng rất quan trọng giúp nơi này phát triển nhanh, bền vững hơn.

 


Hà Hương

Bạn có thể quan tâm