Trong bài phát biểu Ngày Độc lập cuối cùng trên cương vị tổng thống, ông Aquino hoanh nghênh sự đổi thay của Philippines trong những năm qua, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất. Ông nhận định những tiến bộ này đạt được mà không cần đến nền pháp trị và nhân quyền.
Bài phát biểu còn bao gồm một video nói về việc cha ông Aquino và cả gia đình đã chịu đựng trong những năm tháng thiết quân luật.
"Nếu chúng ta không thận trọng, điều đó có thể xảy ra một lần nữa", Reuters dẫn phát biểu của ông Aquino ngày 12/6.
Tổng thống Benigno Aquino chào đội danh dự trong lễ kỷ niệm Ngày Độc lập tại Manila, Philippines ngày 12/6. Ảnh: Reuters |
Nhiềy ý kiến lo ngại rằng khi quốc gia Đông Nam Á sắp chào đón người lãnh đạo mới, người kế nhiệm Rodrigo Duterte có thể đi theo con đường độc đoán hơn.
Ông Rodrigo Duterte từng là thị trưởng thành phố Davao trên đảo Mindanao ở miền Nam, trước khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/5 tại Philippines. Ông là người từng đưa ra bình luận gây tranh cãi về tội giết người mà không cần xét xử, xúc phạm Giáo hoàng và đùa cợt về nạn nhân bị hiếp dâm.
Gần đây nhất, Tổng thống mới đắc cử của Philippines đã làm dấy lên làm sóng chỉ trích gay gắt khi ông gọi nhà báo là "kền kền" và cho rằng "họ đáng chết". Ông cũng là người tuyên bố cho phép chôn cất Ferdinand Marcos tại nghĩa trang anh hùng của Philippines.
Với nhiều phát ngôn bạt mạng và lời lẽ tục tĩu, các tuyên bố gây tranh cãi về chính sách, chính trị gia 71 tuổi được ví như Donald Trump - ứng viên đại diện đảng Cộng hòa trong cuộc đua tổng thống Mỹ năm 2016. Vị ứng viên với phong cách phát ngôn gây shock này sẽ chính thức nhậm chức vào tháng 6 này.
Thiết quân luật là việc áp đặt sức mạnh quân sự tại những vùng được chỉ định dựa trên tình huống khẩn cấp. Tổng thống Philippines Jose P. Laurel từng đặt Philippines trong tình trạng thiết quân luật năm 1944. Đất nước lại được đặt dưới thiết quân luật một lần nữa trong giai đoạn 1972 - 1981 dưới sự cai trị độc tài của Ferdinand Marcos.