Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ASEAN có thể ra tuyên bố chung về Biển Đông

Quan chức Ngoại giao Indonesia nói rằng ASEAN đang cân nhắc và thảo luận việc ra tuyên bố chung về Biển Đông trước khi Toà Trọng tài đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện TQ.

"Là tổ chức hàng đầu trong khu vực, với lợi ích ở Biển Đông, nếu ASEAN không đưa ra quan điểm mới là điều ngạc nhiên", ông Derry Aman, lãnh đạo hợp tác liên khu vực và đối tác đối thoại ASEAN của Bộ Ngoại giao Indonesia, phát biểu ngày 9/6.

Tuy nhiên, ông cho biết cơ chế của ASEAN đòi hỏi tất cả 10 nước thành viên đạt được đồng thuận trước khi tuyên bố lập trường thống nhất về vấn đề.

Theo Jakarta Post, trước khi PCA ra phán quyến về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ tổ chức cuộc họp bộ trưởng đặc biệt với Trung Quốc từ ngày 13-14/6. 

ASEAN ra tuyen bo chung ve Bien Dong anh 1
Ông Derry Aman, lãnh đạo hợp tác liên khu vực và đối tác đối thoại ASEAN của Bộ Ngoại giao Indonesia. Ảnh: dunia.news.viva.co.id

Khi được hỏi liệu có tuyên bố chung nào được đưa ra cùng Trung Quốc trong cuộc họp vào tuần tới hay không, ông Derry nói vì chưa đạt được đồng thuận, các nước thành viên ASEAN vẫn đang thảo luận về vấn đề này. 

Là nước không tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông, Indonesia tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự kiềm chế từ các bên liên quan, nhằm duy trì hoà bình và an ninh. Indonesia đồng thời thúc đẩy việc thực thi toàn diện và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó bao gồm dự thảo bộ quy tắc ứng xử mà Jakarta đang ưu tiên. 

Theo nhà ngoại giao Indonesia, bất cứ phản ứng quyết liệt nào cũng có thể gây nghi ngờ và khiến những nước khác phản ứng.

"Giải quyết tranh chấp phải được thực hiện một cách hoà bình, không sử dụng vũ lực, tuân thủ quy trình pháp lý và ngoại giao", ông nói. 

ASEAN ra tuyen bo chung ve Bien Dong anh 2
Trung Quốc đang cải tạo đảo trái phép tại vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Ảnh: Reuters

4 trong 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông, kể cả vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.

Tranh chấp về vấn đề lãnh hải là vấn đề gây tranh cãi nhất của ASEAN. Các thành viên của hiệp hội đang phải cố gắng điều chỉnh và hỗ trợ lẫn nhau trong bối cảnh Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn của ASEAN.

ASEAN - Trung Quốc thảo luận về quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Ngày 9/6, cuộc họp lần thứ 12 quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc (SOM) đã diễn ra tại Hạ Long, Quảng Ninh nhằm bàn về việc thực hiện DOC và xây dựng COC.



Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm