Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tổng thống Pháp xin Rwanda tha thứ về vụ diệt chủng 1994

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định chỉ có người dân Rwanda mới có thể tha thứ cho Pháp vì vai trò của nước này trong cuộc diệt chủng năm 1994.

"Trên hành trình này, chỉ những ai đã trải qua đêm tối đó mới có thể tha thứ. Hãy tha thứ cho chúng tôi như cho một món quà", Reuters dẫn lời Tổng thống Macron nói trong bài phát biểu hôm 27/5 tại đài tưởng niệm tội ác diệt chủng Gisozi ở thủ đô Kigali, nơi chôn cất hơn 250.000 người Tutsi tại Rwanda.

Ông Macron cho rằng Pháp đã không chịu lắng nghe những lời cảnh báo về khả năng xảy ra thảm sát ở Rwanda, và trên thực tế đây là một chế độ diệt chủng.

Nhưng Pháp "không phải là đồng phạm" với cuộc diệt chủng này, ông Macron nhấn mạnh.

diet chung Rwanda anh 1

Một địa điểm thảm sát trong vụ diệt chủng Rwanda năm 1994. Ảnh: Gilles Peress.

Tổng thống Macron đến thủ đô Kigali hôm 27/5 với hy vọng thiết lập lại quan hệ giữa hai quốc gia, sau nhiều thập kỷ Rwandan cáo buộc Pháp đồng lõa trong cuộc diệt chủng năm 1994.

Trước đó, hồi tháng 3, nhóm điều tra của Pháp công bố báo cáo cho thấy tư tưởng thực dân khiến các quan chức Pháp mù quáng khi đánh giá về cuộc diệt chủng này, và chính phủ phải gánh trách nhiệm "nặng nề và nghiêm túc" vì không lường trước được vụ tàn sát.

Tuy nhiên, báo cáo này cho rằng Pháp không trực tiếp đồng lõa về vụ thảm sát hơn 800.000 người tại Rwanda.

Tổng thống Rwanda Paul Kagame cho rằng báo cáo nói trên "có ý nghĩa rất lớn" đối với người dân nước này.

Kagame, một người Tutsi và là chính trị gia có ảnh hưởng tại Rwanda, cho rằng “có thể không quên, nhưng sẽ tha thứ” cho Pháp.

Hôm 21/5, Điện Elysee cho biết Tổng thống Macron sẽ bổ nhiệm một đại sứ mới tại Rwanda. Đây là lần đầu tiên chức vụ này được bổ nhiệm kể từ năm 2015.

Chuyến thăm gần đây nhất của một nhà lãnh đạo Pháp tới Rwanda là vào năm 2010.

Áp lực dồn lên Zimbabwe trong cuộc truy nã nghi phạm diệt chủng

Protais Mpiranya - một nghi phạm trong vụ diệt chủng Rwanda năm 1994 - có khả năng đang lẩn trốn tại Zimbabwe.

1.900 người thiệt mạng vì các cuộc thảm sát ở Tigray

Các nhà nghiên cứu cho biết quân lính, các nhóm bán vũ trang và lực lượng nổi dậy ở vùng Tigray, Ethiopia đã tiến hành hơn 150 vụ thảm sát, khiến gần 2.000 người thiệt mạng.

Hương Ly

Bạn có thể quan tâm