Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Áp lực dồn lên Zimbabwe trong cuộc truy nã nghi phạm diệt chủng

Protais Mpiranya - một nghi phạm trong vụ diệt chủng Rwanda năm 1994 - có khả năng đang lẩn trốn tại Zimbabwe.

Hôm 7/4, nước Pháp đã kỷ niệm 27 năm cuộc thảm sát Rwanda - một trong những cuộc diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. Vụ thảm sát đã khiến 800.000 người thiệt mạng.

Vào dịp kỷ niệm này, Pháp đã công bố các tài liệu liên quan vai trò của nước này trong sự kiện năm 1994. Báo cáo khẳng định Pháp sẽ phải chịu "những trách nhiệm nặng nề" nhưng không đồng lõa trong vụ tàn sát ở Rwanda, theo Guardian.

27 năm trôi qua, Liên Hợp Quốc vẫn đang theo dõi Protais Mpiranya - một trong những người được cho là kẻ giết người khét tiếng nhất trong vụ diệt chủng. Lực lượng điều tra tin rằng Mpiranya đang lẩn trốn ở Zimbabwe và đang nỗ lực để thuyết phục nhà chức trách của quốc gia này bắt giữ kẻ đào tẩu.

bat giu nghi pham diet chung anh 1

Protais Mpiranya (bìa phải), một cựu chỉ huy của lực lượng bảo vệ tổng thống của quân đội Rwanda, đã chạy trốn trong 27 năm. Ảnh: AFP.

Mpiranya là cựu chỉ huy đội cận vệ tổng thống của quân đội Rwanda. Ông đã chạy trốn trong 27 năm với các cáo buộc tội ác chiến tranh, diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Cựu binh sĩ này đứng đầu danh sách những kẻ đào tẩu còn lại bị tòa án quốc tế truy tố về vụ thảm sát năm 1994.

Serge Brammertz, công tố viên Tòa án Hình sự (IRMCT), cho biết ông hy vọng sẽ tận dụng việc giam giữ Félicien Kabuga - một cựu doanh nhân được cho là đã giúp tài trợ cho cuộc diệt chủng - để dồn bắt Mpiranya.

Bên cạnh đó, công tố viên Brammertz nói rằng một thỏa thuận hợp tác pháp lý mới ký kết của Zimbabwe và Rwanda sẽ giúp ích trong việc bắt giữ Mpiranya.

Brammertz khẳng định: “Chúng tôi coi Mpiranya - với vai trò cận vệ tổng thống - là một trong những thủ phạm chính của cuộc diệt chủng”.

Sau cuộc diệt chủng năm 1994, Mpiranya trốn sang Cộng hòa Dân chủ Congo. Các nhà điều tra tin rằng Mpiranya sau đó đã được cử đến Zimbabwe, trở nên thân cận với các sĩ quan cấp cao trong quân đội.

Ngay từ tháng 12/2010, các nhà điều tra đã báo cáo với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về quan hệ của Mpiranya với Zimbabwe.

Vào năm 2012, chính quyền Zimbabwe thừa nhận rằng kẻ đào tẩu có thể ở trên lãnh thổ của họ và cam kết sẽ tìm thấy ông ta.

Các quan chức của IRMCT đã đến Zimbabwe vài tháng sau khi Tổng thống Robert Mugabe từ chức vào tháng 11/2017 với hy vọng rằng chính phủ mới sẽ hợp tác hơn. Tuy nhiên, họ không đạt được tiến triển nào. Yêu cầu hỗ trợ bắt giữ sẽ được gửi tiếp đến các nhà chức trách Zimbabwe trong tháng này.

Tới tận năm 2020, mặc dù có “bằng chứng đáng tin cậy” về nơi ở của những kẻ đào tẩu khét tiếng, việc các chính phủ thiếu hợp tác, đặc biệt là ở đông và nam châu Phi, vẫn là một thách thức lớn.

Thiếu niên Mỹ cứu người cách gần 1.300 km nhờ video livestream

Một thiếu niên đam mê thể thao mạo hiểm ở Tây Virginia đã được một thiếu niên khác ở cách mình gần 1.300 km cứu sống nhờ TikTok.

Xả súng hàng loạt ở Mỹ, 5 người chết

Năm người thiệt mạng, bao gồm hai trẻ em và một người bị thương nặng sau vụ xả súng hàng loạt tại Nam Carolina, Mỹ ngày 8/4. Nghi phạm đã bị bắt giữ.

Lan Phương

Bạn có thể quan tâm