Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tồn tại băng trên hành tinh nằm sát mặt trời

Dựa vào dữ liệu quan sát được các kính thiên văn trên trái đất thu thập suốt 20 năm qua, các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định, băng và các hợp chất hữu cơ tồn tại trên sao Thủy dù hành tinh này ngày đêm bị sức nóng từ mặt trời thiêu đốt.

Tồn tại băng trên hành tinh nằm sát mặt trời

Dựa vào dữ liệu quan sát được các kính thiên văn trên trái đất thu thập suốt 20 năm qua, các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định, băng và các hợp chất hữu cơ tồn tại trên sao Thủy dù hành tinh này ngày đêm bị sức nóng từ mặt trời thiêu đốt.

Những vật liệu đóng băng được ghi nhận bên trong những miệng núi lửa bị che phủ vĩnh viễn tại cực Bắc sao Thủy.

Các nhà khoa học tin rằng, hầu hết vật liệu hữu cơ đều tồn tại ở vùng tối sao Thủy. Sau đó, một phần trong số những vật liệu này hòa vào với băng đá từ những sao chổi và tiểu hành tinh va chạm với sao Thủy rất lâu trước đây. Sau đó, băng đá bốc hơi và ngưng đọng trở lại tại những phần lạnh nhất như miệng núi lửa ở vùng tối của sao Thủy.

Dù tồn tại các hợp chất hữu cơ nhưng các chuyên gia đều khẳng định, sao Thủy không phù hợp với sự sống cổ đại. Tuy nhiên, phát hiện hợp chất hữu cơ trên hành tinh này mở ra cái nhìn mới cho quá trình xuất hiện và phát triển của sự sống trên trái đất, cũng như mở ra khả năng tìm thấy dạng sống khác bên ngoài hệ mặt trời.

Bề mặt sao Thủy.

Ngoài ra, tàu thăm dò sao Thủy MESSENGER của NASA cũng phát hiện những loại vật liệu tương tự như dầu hắc và than đá trên bề mặt sao Thủy. Sự tồn tại của các loại vật liệu này dẫn đến lời giải thích, chúng được cho là sản phẩm của quá trình va chạm giữa các sao chổi và tiểu hành tinh với bề mặt sao Thủy.

Băng được ghi nhận ở những miệng núi lửa nằm trong vùng tối vĩnh cửu của sao Thủy.

Thua kém nhiều so với siêu xe thăm dò đang hoạt động trên hành tinh Đỏ Curiosity, tàu thăm dò sao Thủy MESSENGER nghiên cứu đối tượng của mình bằng cách phóng các chùm tia laser, tia gamma xuống bề mặt sao Thủy sau đó đếm số hạt thu lại. Những thông tin do MESSENGER thu thập được ráp lại với nhau cùng với những dữ liệu khác nhằm tạo ra cái nhìn cụ thể nhất về bề mặt sao Thủy.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm