Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhúm đất đỏ hé lộ sự sống trên sao Hỏa?

Cánh tay robot trên tàu thăm dò Curiosity đã lấy mẫu đất đầu tiên ở miệng núi lửa khổng lồ Gale. Trong 2 ngày, nhúm đất đỏ đã được phân tích trong phòng thí nghiệm của Curiosity và cho kết quả khả quan.

Nhúm đất đỏ hé lộ sự sống trên sao Hỏa?

Cánh tay robot trên tàu thăm dò Curiosity đã lấy mẫu đất đầu tiên ở miệng núi lửa khổng lồ Gale. Trong 2 ngày, nhúm đất đỏ đã được phân tích trong phòng thí nghiệm của Curiosity và cho kết quả khả quan.

Theo những người đại diện của tàu Curiosity, thí nghiệm đầu tiên đưa ra những kết quả khả quan về hợp chất hữu cơ trên sao Hỏa, nhưng còn nhiều dữ liệu cần tiếp tục xử lý. Báo cáo cho biết, họ sẽ lấy thêm mẫu để hiểu rõ hơn những kết quả này.

Tàu thăm dò Curiosity thu thập mẫu đất để phân tích

Dẫu vậy, các nhà khoa học cảnh báo, khả năng phát hiện những hợp chất hữu cơ trên sao Hỏa không đồng nghĩa với việc chỉ ra dấu vết sự sống. Theo nhà sinh vật học Elena Vorobieva thuộc Đại học Tổng hợp Moscow, chất hữu cơ cũng đã được phát hiện bằng phương pháp quang phổ trên sao Diêm Vương.

“Chất hữu cơ có nhiều loại, có những loại không có liên hệ gì với sự sống như những hợp chất thơm, những chất này có rất nhiều trong vũ trụ. Có những chất hữu cơ đặc biệt gắn liền với sự sống. Vì vậy, thành phần nguyên tố vẫn chưa phải là câu trả lời. Trên Curiosity có những dụng cụ quang phổ có khả năng phân tích không chỉ các nguyên tố mà cả hợp chất của chúng. Nếu những phân tích này gần với khái niệm liên quan đến sự sống thì đó sẽ là những kết quả đáng mong đợi”, bà Elena nói.

Chất hữu cơ có nguồn gốc sinh vật có những dấu hiệu đặc trưng riêng. Tuy nhiên, rất khó phân biệt nó với chất hữu cơ nguồn gốc phi sinh vật. Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Vũ trụ Oleg Korablev cho biết: “Đây là vấn đề rất phức tạp. Trên nguyên tắc, có những phương pháp cho phép xác định tính bất đối xứng của phân tử trong chất hữu cơ. Nhưng trước hết cần phải phát hiện chúng trên sao Hỏa đã, điều mà cho đến nay vẫn chưa xảy ra”.

Thực tế, Curiosity không phải đi tìm dấu vết sự sống. Nhiệm vụ của tàu là xác định liệu trên sao Hỏa đã từng tồn tại những điều kiện cần thiết cho sự sống của vi sinh vật hay chưa. Và nước đóng vai trò gì trong đó. Ngoài ra, việc xác định khí mê tan trong thành phần khí quyển có xuất xứ từ đâu cũng là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng.

Bà Elena Vorobieva cho biết: “Đây là một trong những dấu hiệu về sinh vật học, theo đó, mê tan là sản phẩm sinh học của sự sống, nhưng cũng có thể được tạo ra bằng những con đường khác ngoài sự sống. Do đó, sẽ không thể chắc chắn 100% có sự sống trên sao Hỏa ngay cả khi phát hiện ra khí mê tan. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc đưa lên hành tinh này sứ mệnh sinh học thiên văn cụ thể hơn trong tương lai”.

THANH HƯƠNG

 

Theo Infonet

THANH HƯƠNG

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm