Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lập kế hoạch đưa ‘kẻ săn sự sống’ Curiosity về trái đất

Giám đốc chương trình thăm dò sao Hỏa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, ông hy vọng một ngày nào đó, các phi hành gia sẽ đặt chân đến hành tinh Đỏ để đưa xe thăm dò trị giá 2,5 tỷ USD về nhà.

Lập kế hoạch đưa ‘kẻ săn sự sống’ Curiosity về trái đất

Giám đốc chương trình thăm dò sao Hỏa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, ông hy vọng một ngày nào đó, các phi hành gia sẽ đặt chân đến hành tinh Đỏ để đưa xe thăm dò trị giá 2,5 tỷ USD về nhà.

Doug McCuistion, người đứng đầu dự án truy lùng sự sống trên bề mặt hành tinh Đỏ hy vọng, con người sẽ lên thăm hành tinh hàng xóm của địa cầu và đưa siêu xe thăm dò trở lại trái đất vào những năm 2030 hoặc 2040 của thế kỷ này.

Siêu xe thăm dò sao Hỏa Curiosity.

Dù chỉ được lên kế hoạch hoạt động trong 2 năm nhưng lượng nhiên liệu hạt nhân bên trong lò phản ứng của Curiosity đủ cho nó duy trì năng lượng trong vòng 20 năm. Tuy nhiên, quan chức hàng đầu của NASA cũng thừa nhận rằng, phải cần ít nhất 20 – 30 năm nữa con người mới có thể tới thăm người hàng xóm gần nhất của trái đất.

Tuy khi đó, siêu xe thăm dò sẽ không còn hoạt động nhưng rất nhiều bảo tàng hàng không vũ trụ trên trái đất cũng như những người đam mê thiên văn sẽ đón chờ sự trở về của Curiosity như một người hùng trong lĩnh vực chinh phục không gian. Trên thực tế, sự trở về của Curiosity không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà còn góp phần khẳng định sự tiến bộ vượt trội trong công nghệ chinh phục không gian của nhân loại, điều mà các nhà khoa học hàng đầu thế giới đang miệt mài nghiên cứu.

Trên thực tế, việc đưa tàu thăm dò Curiosity trở lại trái đất là bài toán khó mà hiện chưa có lời giải. Con người đã từng đặt chân xuống mặt trăng và mang trở lại trái đất những vật chất trên vệ tinh duy nhất của chúng ta. Tuy nhiên, tất cả những thứ con người mang được trở lại trái đất đều có trọng lượng khá nhỏ, trong khi, siêu xe thăm dò Curiosity nặng gần một tấn và to xấp xỉ một chiếc xe hơi.

Ngoài ra, môi trường khắc nghiệt trên hành tinh Đỏ sẽ nhanh chóng ăn mòn các chi tiết máy của siêu xe thăm dò trị giá 2,5 tỷ USD. Dù lò phản ứng hạt nhân sử dụng nhiên liệu Plutonium có thể cung cấp điện năng cho Curiosity trong vòng 20 năm nhưng cỗ xe thăm dò sẽ không còn toàn vẹn để có thể hoạt động tới khi “trái tim” của nó ngừng hoạt động.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm