Với chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016-2020, thành phố đưa ra mục tiêu tập trung giải quyết dứt điểm tại lưu vực trung tâm thành phố và một phần của năm lưu vực ngoại vi (bắc, tây, nam, một phần đông bắc, đông nam) rộng 550 km2 với khoảng 6,5 triệu dân.
Để tăng năng lực xử lý nước thải đô thị, từ năm 2016 đến 2018, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành ba nhà máy xử lý nước thải gồm: Tham Lương - Bến Cát, Nhiêu Lộc - Thị Nghè và nâng công suất nhà máy Bình Hưng (giai đoạn 2) từ 141.000 m3/ngày lên 469.000 m3/ngày.
Đến giai đoạn 2019-2020 sẽ xây dựng thêm bốn nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa - Lò Gốm, Tây Sài Gòn, Bắc Sài Gòn 1 và mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Tân.
Trung tâm TP.HCM thường xuyên bị ngập khi thủy triều lên. |
Để giảm ùn tắc, TNGT giai đoạn 2016-2020 sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng các đường vành đai, đường xuyên tâm, đường hướng tâm, đường trên cao, các tuyến đường sắt đô thị và các công trình giao thông tĩnh…
Đến năm 2020, thành phố sẽ làm mới 272 km đường bộ, 76 cây cầu. Khối lượng vận tải hành khách công cộng đến năm 2020 đáp ứng được 15%-20% nhu cầu giao thông đô thị.
Về chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị, Sài Gòn đặt chỉ tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn tất di dời 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, thực hiện cải tạo hoặc đầu tư xây dựng mới 50% số chung cư cũ hư hỏng trong tổng số 474 chung cư…
Bảy chương trình đột phá của TP.HCM giai đoạn 2016-2020:
1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
2. Cải cách hành chính.
3. Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế TP.
4. Giảm ùn tắc giao thông, giảm TNGT.
5. Giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
6. Giảm ô nhiễm môi trường.
7. Chỉnh trang và phát triển đô thị.