Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

'Tôi gắn bó với ngành xi măng như duyên tiền định'

Hơn 2 thập kỷ làm trong ngành xi măng, cô Nguyễn Thị Thanh Dung - Giám đốc Quản lý chất lượng Fico-YTL - vẫn giữ trọn đam mê công việc. Với cô, xi măng như mối duyên tiền định.

Hơn 2 thập kỷ làm trong ngành xi măng, cô Nguyễn Thị Thanh Dung - Giám đốc Quản lý chất lượng tại Công ty Xi măng Fico-YTL - vẫn giữ trọn đam mê công việc. Với cô, xi măng như mối duyên tiền định.

Cuối năm 1996, chuyến xe chở cô Dung cùng khoảng 40 kỹ sư khác từ TP.HCM đến tham quan nhà máy đang xây dựng của công ty xi măng liên doanh giữa Việt Nam và Thụy Sĩ. Cô không ngờ chặng đường hơn 12 tiếng ấy lại đưa mình bước vào hành trình kéo dài hơn 20 năm sau này.

Cô Dung theo ngành hóa học Silicat tại Đại học Đà Lạt và làm giáo viên dạy hóa tại một trường phổ thông tại Đà Lạt từ khi ra trường. Thị trường xi măng Việt Nam vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước chưa phát triển, người theo ngành đã ít, nữ giới lại càng hiếm hoi. Thế nhưng, cô vẫn quyết định rẽ vào con đường của một kỹ sư xi măng.

Trong đoàn hơn 40 kỹ sư xuống thăm nhà máy xi măng tại Kiên Giang sau cuộc phỏng vấn tại TP.HCM, cô Dung là phụ nữ duy nhất. Cô cũng thuộc số ít trụ lại sau chuyến thăm ấy. “Hồi đó, nhân viên kỹ thuật ít nên những người nộp đơn được gọi đi rất nhiều. Thế nhưng, nhà máy xi măng ở tận Kiên Giang nên kỹ sư bỏ cuộc cũng không ít. Số người chấp nhận đi làm chỉ còn khoảng 50%”, nữ giám đốc nhớ lại.

Cô Dung lý giải không riêng gì xi măng, kỹ sư ngành sản xuất rất vất vả, phải đi theo ca và “trực chiến” hiện trường thường xuyên. Do đó để gắn bó, người theo nghề cần đam mê và nhiệt huyết đủ lớn.

Nữ chuyên gia bộc bạch, vẻ ngoài xi măng chỉ là chất bột màu xám, làm từ nguyên liệu chính gồm đá vôi và sét. Song với cô, xi măng lại ẩn chứa nhiều “bí mật”, tạo ra hấp lực mà người lỡ mê rồi thì không nỡ rời bỏ.

Dù là nữ giới duy nhất trong đoàn, cô không cảm thấy bất lợi so với thành viên khác. Khó khăn nằm ở chỗ vùng đất đặt chân đến quá mới lạ với điều kiện giao thông và môi trường sống nhiều thiếu thốn.

May mắn đầu quân cho công ty liên doanh của Thụy Sĩ với cơ sở hạ tầng và máy móc hiện đại, cô Dung có nhiều cơ hội khám phá, thử nghiệm. Sau những sự cố, va vấp trong quá trình làm việc, cô tích lũy nhiều bài học cũng như kinh nghiệm để làm quen với ngành. Ngã rẽ từ vai trò giáo viên sang kỹ sư xi măng đánh dấu bước ngoặt mạo hiểm nhưng cũng đầy ắp trải nghiệm, góp phần vun đắp vào sự phát triển của ngành xi măng Việt Nam.

Sau hơn 20 năm thăng trầm với ngành xi măng bằng nỗ lực, và ham học hỏi, cô Dung bỗng cảm thấy môi trường đang làm dường không còn thử thách để chinh phục. Là người luôn đi tìm cái mới, khi đối mặt với sự an toàn, nữ quản lý ngày ấy đã quyết định nghỉ hưu sớm và tưởng như sẽ không trở lại với nghề.

Nào ngờ, mối duyên tiền định vẫn còn, ngọn lửa đam mê một lần nữa được thổi bùng khi đại diện liên doanh xi măng Fico-YTL ngỏ ý mời về cộng tác nhằm tạo ra bước đột phá - phát triển những sản phẩm đáp ứng nhu cầu xây dựng đa dạng và ngày càng khắt khe. Ấn tượng với hoài bão của công ty cùng tập thể “người thật việc thật”, cô Dung quyết định “tái xuất” và bước vào hành trình mới.

Đảm nhận vai trò Giám đốc Quản lý chất lượng tại Công ty Xi măng Fico-YTL, cô Dung cùng đội ngũ kỹ sư tại đây cho ra đời nhiều sản phẩm bắt nhịp xu hướng thị trường.

“Nhà máy Fico-YTL sử dụng nguyên liệu tại chỗ của Tây Ninh, trong khi tôi chỉ có kinh nghiệm về nguyên liệu tại Kiên Giang. Tôi phát hiện nguyên liệu mỗi vùng có những vi lượng tác động đến sản phẩm. Thậm chí, một số yếu tố trước đây tưởng là bất lợi theo lý thuyết công nghệ xi măng thì nay trở thành lợi thế của vùng miền đó. Khi tìm ra lời giải cho một sự cố, tôi lại thấy những cái cần học hỏi. Cũng vì vậy mà sau chừng ấy năm, tôi vẫn tìm thấy hứng thú mỗi ngày với xi măng”, nữ giám đốc chia sẻ. Những điều mới mẻ cứ thế được khám phá, tìm lời giải cho các bài toán về chất lượng, tiếp thêm tinh thần cho cô.

Một trong những điều khiến nữ giám đốc bất ngờ khi đồng hành cùng Fico-YTL là được tạo điều kiện tối đa cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. “Kể cả thiết bị tinh xảo, đắt đỏ đến đâu cũng được đầu tư. Tôi không mong đợi công ty sẽ đáp ứng tất cả đề xuất của mình”, cô Dung kể lại.

“Quả ngọt” cho gần ba năm nỗ lực của cô cùng đội ngũ lãnh đạo Fico-YTL và cộng sự là dòng sản phẩm xi măng Supreme được thị trường đón nhận, đánh giá cao. Cô Dung không giấu nổi nhiệt huyết, hứng khởi khi chia sẻ về “đứa con tinh thần” này: “Ngay từ cái tên Supreme có nghĩa tuyệt đỉnh trong tiếng Việt, dòng sản phẩm Supreme đã thể hiện hoài bão mang đến lựa chọn khác biệt - mỗi xi măng Supreme được thiết kế tối ưu cho từng ứng dụng xây dựng và thân thiện môi trường, được cấp nhãn xanh Singapore cao nhất trong thị trường xi măng hiện nay. Dòng xi măng Supreme là kết tinh từ tâm huyết và quyết tâm từ ban lãnh đạo Fico-YTL với sự bền bỉ thử nghiệm, cải tiến của các đội nhóm trong cũng như ngoài công ty”.

Từ khát vọng tạo ra sản phẩm chất lượng, cô Dung cùng tập thể Fico-YTL không cho phép bất kỳ sản phẩm nào ra mắt thị trường mà thiếu sự kiểm soát nghiêm ngặt. Nữ giám đốc khẳng định, mỗi sản phẩm ra mắt thị trường đều được nghiên cứu thử nghiệm trong thời gian không dưới 6 tháng. Quá trình này bắt đầu bằng phác thảo thành phần, sau đó sản xuất thử nghiệm nội bộ trong phòng thí nghiệm, đến sản xuất mô phỏng trong nhà máy. Tiếp theo, nhà thầu sẽ thử nghiệm trên quy mô nhỏ, phản hồi về ưu điểm cũng như các yếu tố cần cải tiến. Cuối cùng, sản phẩm được điều chỉnh nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng trước khi đưa vào sản xuất ở quy mô lớn.

“Mỗi phân khúc như đổ bê tông, tô tường… có yêu cầu kỹ thuật riêng, phù hợp chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau. Dù ở phân khúc nào, chỉ cần 1-2% chưa đạt yêu cầu chất lượng, chúng tôi sẽ không thử nghiệm đại trà”, cô Dung khẳng định.

Hành trình cho ra đời những sản phẩm mới đáp ứng đa dạng nhu cầu của dòng xi măng Supreme ngày một nối dài và không ngừng hoàn thiện. Năm 2019, đội ngũ kỹ sư cùng cô Dung “trình làng” xi măng Supreme Power với 97% nhà thầu thử nghiệm đánh giá tốt nhất cho xây móng nhà. Năm 2020, xi măng đa dụng Supreme Standard được thị trường dân dụng và công trình chào đón. Cuối năm 2021, 6 loại xi măng công nghiệp ra đời đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu xây dựng của thị trường

Qua những phản hồi tích cực từ khách hàng, nữ giám đốc biết chiến lược dành cho dòng Supreme đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, quả ngọt ấy không đồng nghĩa đội ngũ Fico-YTL dừng lại, họ vẫn không ngừng cải tiến chất lượng từng ngày.

Nếu 10-20 năm trước, doanh nghiệp bán những gì mình có thì hiện tại nhà sản xuất cung cấp sản phẩm khách hàng cần. Trong thị trường “nhiều người bán, ít người mua”, cô Dung nhận định yếu tố cải tiến, sáng tạo đóng vai trò then chốt. Không những giải quyết bài toán chất lượng, đội ngũ sản xuất phải tham gia tìm lời giải tối ưu chi phí.

Song song phát triển sản phẩm và hoạt động kinh doanh, Fico-YTL không nằm ngoài mục tiêu kiến tạo môi trường sản xuất “xanh”. Góp phần vào định hướng đó, cô Dung luôn trăn trở, đề xuất những sáng kiến để giảm thiểu tác động đến môi trường. Chính sự cạnh tranh sôi động cùng thách thức làm ra sản phẩm thân thiện thôi thúc các kỹ sư như cô không ngừng tìm tòi. Từ ý định chỉ gắn bó 1-2 năm cùng Fico-YTL, nữ giám đốc đã viết nên chặng đường gần 3 năm và chưa dừng lại.

Chặng đường vừa qua mang đến cho cô Dung cơ hội góp phần cùng công ty tạo ra sản phẩm mới được thị trường đón nhận, khách hàng hài lòng. Hơn thế, cô nắm bắt nhiều thông tin giá trị, rèn khả năng phân tích, tạo chất liệu để tìm nguyên nhân vấn đề trước khi đưa ra quyết định cải tiến hay lựa chọn.

Nữ giám đốc quan niệm rằng kinh nghiệm, kiến thức tích luỹ được cũng sẽ mất đi nếu bản thân dừng lại. Thế nên, cô luôn nỗ lực truyền đạt những gì mình có về ngành xi măng cho thế hệ kế cận. “Tôi thường chia sẻ với ban lãnh đạo rằng không thể đòi hỏi các bạn trẻ giỏi trong ngày một ngày hai, mà cần trao cơ hội học hỏi và thử nghiệm để tiến bộ từng ngày”, cô Dung nhấn mạnh.

Nhìn lại sau gần 25 năm trải qua nhiều thăng trầm trong ngành xi măng, cô Dung khẳng định vẫn gắn bó với nghề nếu được chọn lại. Ngọn lửa đam mê cùng kiến thức có được, cô sẽ không giữ cho riêng mình mà tiếp tục lan tỏa đến lớp trẻ tại xi măng Fico-YTL, góp phần vào sự phát triển của ngành cũng như khuyến khích phụ nữ theo đuổi đam mê.

Thành lập năm 1955 tại Malaysia, YTL hiện là tập đoàn đa quốc gia hoạt động xuyên suốt chuỗi giá trị của ngành xây dựng như phát triển bất động sản, đầu tư cơ sở hạ tầng và viễn thông, sản xuất vật liệu xây dựng… Tập đoàn có vốn hóa khoảng 7,5 tỷ USD, đang phục vụ hơn 12 triệu khách hàng toàn cầu.

Công ty Cổ phần Xi măng Fico Tây Ninh (Tafico, nay là Fico-YTL) - thành viên của Tập đoàn YTL - là một trong những doanh nghiệp xi măng hàng đầu phía nam. Nhà máy chính của công ty đặt tại Tây Ninh và hệ thống trạm nghiền tại TP.HCM, Bình Dương.

Xi măng Fico-YTL có lợi thế từ kinh nghiệm hơn 60 năm của Tập đoàn YTL kết hợp đội ngũ nhân viên giàu năng lực, trung thực và tâm huyết. Với sứ mệnh “Xây nền tương lai”, công ty nghiên cứu và phát triển các sản phẩm xi măng Supreme tối ưu cho từng nhu cầu xây dựng và thân thiện môi trường.

Giang Di Linh

Đồ họa: Anh Nguyễn

Bình luận

Bạn có thể quan tâm