Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Toàn cảnh sự cố hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại

Cuối tháng 4/1986, sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất lịch sử loài người xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl của Ukraine gây ra những hậu quả kéo dài nhiều thập niên.

su co hat nhan toi te nhat su anh 1

Ngày 26/4/1986 đã đi vào lịch sử nhân loại khi sự cố xảy ra ở nhà máy Chernobyl. Lượng phóng xạ phát tán ra môi trường lớn gấp 400 trăm lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945. Chernobyl là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Ukraine khi quốc gia này còn là một phần của Liên bang Xô Viết.

su co hat nhan toi te nhat su anh 2

Chỉ 3 km từ nhà máy, người ta xây dựng thành phố Pripyat để làm nơi sinh sống cho các chuyên gia và công nhân làm việc tại Chernobyl cùng gia đình họ. Nhiều phụ nữ và trẻ em sống tại Pripyat.

su co hat nhan toi te nhat su anh 3

Tuy nhiên, ngày 26/4/1986, sự cố nghiêm trọng xảy ra với lò phản ứng số 4 của nhà máy. Các thanh nhiên liệu nằm trong lõi lò phản ứng bị tan chảy, gây ra vụ nổ lớn và rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng nhất lịch sử loài người.

su co hat nhan toi te nhat su anh 4

Sự cố buộc nhà chức trách phải sơ tán toàn bộ thành phố Pripyat. Đô thị rộng lớn nhanh chóng trở thành thành phố ma. 30 năm sau thảm họa, nơi đây vẫn quá nguy hiểm để con người có thể sinh sống. Trong tương lai, Pripyat cũng khó có thể hồi sinh.

su co hat nhan toi te nhat su anh 5

Song song với các hoạt động sơ tán, nhà chức trách Liên Xô cũng phát động chiến dịch ứng phó với thảm họa hạt nhân. Nhiều trực thăng được huy động để rải hóa chất xung quanh lò phản ứng, nhằm giảm thiểu khả năng phóng xạ phát tán ra môi trường.

su co hat nhan toi te nhat su anh 6

Các phương tiện ra vào vùng thảm họa được khử xạ kỹ lưỡng.

su co hat nhan toi te nhat su anh 7

Người ta quyết định xây một nấm mồ bê tông khổng lồ nhằm chôn vùi toàn bộ lò phản ứng số 4 cùng những thanh nhiên liệu còn sót lại. Đây là cách thức duy nhất mà Liên Xô có thể làm để giảm thiểu tác động từ thảm họa.

su co hat nhan toi te nhat su anh 8

Nhiều năm sau, người ta vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân sự cố. Tuy nhiên, diễn biến của tai nạn được cho là bắt đầu từ vụ nổ hơi ở lò phản ứng số 4, kéo theo một loạt vụ cháy, nổ tiếp theo làm tan chảy các thanh nhiên liệu. Thiết kế và cách vận hành lò phản ứng số 4 được nhiều người tin là nguyên nhân thảm kịch.

su co hat nhan toi te nhat su anh 9

Theo số liệu thống kê của tổ chức Hòa bình xanh, khoảng 93.000 người chết vì phóng xạ. Trong giai đoạn 1990 đến 2004, các báo cáo tiếp tục chỉ ra cái chết của khoảng 200.000 người có liên quan tới thảm kịch Chernobyl. Tuy nhiên, số thiệt hại thực tế vô cùng khó thống kê vì những cái chết từ từ sau tai nạn.

su co hat nhan toi te nhat su anh 10

Những phương tiện tham gia ứng cứu thảm kịch Chernobyl bị vứt bỏ vì nhiễm xạ. Một khu rừng nằm cách nhà máy 25 km được dọn dẹp để quy tập các phương tiện. Trực thăng, xe bọc thép, xe cứu hỏa hay ôtô tải nằm phơi mưa nắng suốt 3 thập niên qua.

su co hat nhan toi te nhat su anh 11

Tượng lính cứu hỏa tham gia khắc phục hậu quả trong thảm họa Chernobyl năm 1986. Họ chết vì phơi nhiễm phóng xạ chỉ vài tuần hoặc vài tháng sau sự cố. Với những nỗ lực của chính quyền địa phương và cộng đồng quốc tế, hiện nay lượng phóng xạ tại khu vực xung quanh lò phản ứng số 4 không còn cao như trước. Nhiều người ưa mạo hiểm cũng đã quay trở lại Pripyat để tìm hiểu thành phố ma này. Ảnh: AFP

Mô phỏng tác động từ thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 Ngày 26/4/1986 đi vào lịch sử nhân loại khi sự cố xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, với lượng phóng xạ rò rỉ lớn gấp 400 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima.

Hồng Duy

Ảnh: RT

Bạn có thể quan tâm