Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Toàn cảnh cuộc bầu cử lịch sử của Myanmar

Không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát, cuộc tổng tuyển cử tự do sau 25 năm tại Myanmar kết thúc với chiến thắng của đảng đối lập do bà Suu Kyi làm chủ tịch.

Từ 6h ngày 8/11, các điểm bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ Myanmar mở cửa đón 32 triệu cử tri tham gia cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên ở quốc gia Đông Nam Á sau 25 năm.  Hơn 90 đảng phái tham gia cuộc chạy đua vào quốc hội ở đất nước 52 triệu dân. Tuy nhiên, cuộc đua chính thức diễn ra giữa hai đảng là Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) của Tổng thống Thein Sein nhận sự hậu thuẫn của quân đội với và đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.
Từ 6h ngày 8/11, các điểm bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ Myanmar mở cửa đón 32 triệu cử tri tham gia cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên ở quốc gia Đông Nam Á sau 25 năm. Hơn 90 đảng phái tham gia cuộc chạy đua vào ​Quốc hội ở đất nước 52 triệu dân. Tuy nhiên, cuộc đua chính thức diễn ra giữa hai đảng là Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) của Tổng thống Thein Sein nhận sự hậu thuẫn của quân đội và đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) của lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. Ảnh: AFP
Trưa 8/11, bà Aung San Suu Kyi đến điểm bỏ phiếu trong vòng vây chào đón của người dân. Bà từng có nhiều năm tranh đấu vì dân chủ và bị giam lỏng tại gia. Ảnh: Reuters
Trưa 8/11, bà Suu Kyi đến điểm bỏ phiếu trong vòng vây chào đón của người dân. Cử tri Myanmar sẽ chọn ra các đại biểu ​Quốc hội từ khoảng 6.000 ứng cử viên đến từ 93 đảng phái chính trị ở Myanmar. Các đại biểu chạy đua cho 1.142 ghế ở Quốc hội và các hội đồng địa phương. Lãnh đạo đảng đối lập tự tin rằng đảng của bà sẽ giành chiến thắng. Bà sẽ chỉ định một người trở thành tổng thống và nắm quyền "trên cả tổng thống". Suu Kyi phát biểu như vậy bởi theo hiến pháp Myanmar, bà không thể trở thành tổng thống do có chồng, con mang quốc tịch nước ngoài. Ảnh: Reuters
Một quan sát viên từ Liên minh châu Âu (EU) quan sát quá trình bỏ phiếu.  Tổng cộng 10.500 quan sát viên trong nước và quốc tế sẽ giám sát cuộc bầu cử Myanmar.
Một quan sát viên từ Liên minh châu Âu (EU) quan sát quá trình bỏ phiếu. Tổng cộng 10.500 quan sát viên trong nước và quốc tế giám sát cuộc bầu cử Myanmar. Ảnh: CNA
Các tình nguyện viên kiểm phiếu tại một điểm bầu cử tại trung tâm Yangon.  Sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa, trưởng đoàn quan sát viên của EU cho biết không có sai phạm trọng quá trình cuộc bầu cử diễn ra. Ngày 9/11, theo thăm dò sau bầu cử dựa trên lá phiếu của hơn 1.300 người dân Myanmar, đảng NLD có thể giành 90% số phiếu bầu. Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ dành cho USDP cầm quyền chỉ tới 5%.
Các tình nguyện viên kiểm phiếu tại một điểm bầu cử ở trung tâm Yangon. Sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa, trưởng đoàn quan sát viên của EU cho biết không có sai phạm trong quá trình cuộc bầu cử diễn ra. Tỷ lệ cử tri đi bầu là khoảng 80%. Ngày 9/11, theo thăm dò sau bầu cử dựa trên lá phiếu của hơn 1.300 người dân Myanmar, đảng NLD có thể giành 90% số phiếu bầu. Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ dành cho USDP cầm quyền chỉ tới 5%. Ảnh: Reuters
Cũng trong ngày 9/11, sau khi có những kết quả bầu cử sơ bộ đầu tiên, đảng USDP cầm quyền thừa nhận thất bại trước đảng đối lập của bà Suu Kyi dù quá trình kiểm phiếu vẫn đang được tiến hành.  Đảng NLD tuyên bố giành hơn 80% số phiếu bầu ở khu vực thành thị đông dân cư. Tuy nhiên, lãnh đạo NLD, bà Suu Kyi, cho rằng “còn quá sớm” để ăn mừng chiến thắng. Để có quyền thành lập một chính phủ mới, đảng đối lập phải giành ít nhất 2/3 số ghế trong Quốc hội, nơi người dân chỉ được bầu ¾ số đại biểu và ¼ còn lại do quân đội bổ nhiệm.
Cũng trong ngày 9/11, sau khi có những kết quả bầu cử sơ bộ đầu tiên, đảng USDP cầm quyền thừa nhận thất bại trước đảng đối lập của bà Suu Kyi dù quá trình kiểm phiếu đang được tiến hành. Đảng NLD tuyên bố giành hơn 80% số phiếu bầu ở khu vực thành thị đông dân cư. Tuy nhiên, bà Suu Kyi cho rằng “còn quá sớm” để ăn mừng chiến thắng. Để có quyền thành lập một chính phủ mới, đảng đối lập phải giành ít nhất 2/3 số ghế trong Quốc hội, nơi người dân chỉ được bầu 3/4 số đại biểu và 1/4 còn lại do quân đội bổ nhiệm. Ảnh: Reuters

Ngày 10/11, lần đầu lên tiếng sau cuộc bầu cử, Suu Kyi tuyên bố đảng của bà giành hơn nửa số ghế trong Quốc hội. Người phụ nữ từng được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991 nhận định: “Thời cơ thay đổi và người dân cũng đã đổi thay”. Bà Suu Kyi cũng nói rằng cuộc bỏ phiếu "không công bằng" nhưng đã được "tự do rộng rãi". Cùng ngày, phát ngôn viên của ​Tổng thống Thein Sein đồng thời là Bộ trưởng ​Thông tin Myanmar cho biết, chính phủ sẽ tuân theo kết quả và chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Ảnh: BBC

Ngày 11/11, đảng đối lập do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu cáo buộc chính phủ Myanmar cố tình trì hoãn công bố kết quả cuộc tổng tuyển cử lịch sử.

Ngày 11/11, đảng đối lập do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu cáo buộc chính phủ Myanmar cố tình trì hoãn công bố kết quả cuộc tổng tuyển cử lịch sử. Trong khi đó, Ủy ban Bầu cử Myanmar thông báo kết quả của 61 vị trí trong hạ viện. Những người chiến thắng bao gồm bà Suu Kyi từ khu vực bầu cử là quận Kawhmu ở Yangon, với 54.676 phiếu bầu. Việc bà Suu Kyi giành ghế ở Quốc hội là điều có thể đoán trước. Ảnh: AP

Trong ngày 11/11, Thủ lĩnh đảng đối lập Aung San Suu Kyi hôm 11/11 viết thư kêu gọi một cuộc đàm phán “hòa giải dân tộc” với Tổng thống Thein Sein, Tư lệnh Lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing và Chủ tịch Hạ viện Shwe Mann.
Cũng trong ngày 11/11, Thủ lĩnh đảng đối lập Aung San Suu Kyi viết thư kêu gọi một cuộc đàm phán “hòa giải dân tộc” với Tổng thống Thein Sein, Tư lệnh Lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing và Chủ tịch Hạ viện Shwe Mann. Đảng NLD của bà Suu Kyi khi đó đã giành 134 ghế trong hạ viện, 29 ghế tại thượng viện và 182 vị trí ở các hội đồng địa phương. Ảnh chụp những người ủng hộ đảng NLD ăn mừng chiến thắng tại Yangon: AP
Đêm 11/11, trang Facebook chính thức của quân đội Myanmar đăng lời chúc mừng của Tư lệnh lực lượng vũ trang Myanmar, tướng Min Aung Hlaing về thành tích bầu cử của đảng NLD và khẳng định sẽ gặp bà Suu Kyi ngay sau khi Ủy ban Bầu cử công bố kết quả chính thức.  Ảnh: AFP
Đêm 11/11, trang Facebook chính thức của quân đội Myanmar đăng lời chúc mừng của Tư lệnh lực lượng vũ trang Myanmar, tướng Min Aung Hlaing về thành tích bầu cử của đảng NLD và khẳng định sẽ gặp bà Suu Kyi ngay sau khi Ủy ban Bầu cử công bố kết quả chính thức. Ảnh: AFP
Ngày 12/11, đề nghị các đảng chính trị họp tại thành phố Yangon vào ngày 15/11 nhằm thảo luận về tình hình chính trị hậu bầu cử.
Ngày 12/11, Tổng thống Thein Sein đề nghị các đảng chính trị họp tại thành phố Yangon vào ngày 15/11 nhằm thảo luận về tình hình chính trị hậu bầu cử. Trước đó, ông Thein Sein tuyên bố đảng USDP và quân đội sẽ tôn trọng sự lựa chọn của người dân. Ảnh: AP
Ngày 13/11, Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar (MUEC) thông báo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD)  giành đa số ghế sau cuộc tổng tuyển cử lịch sử.
Ngày 13/11, Ủy ban Bầu cử thông báo đảng NLD đã có 348 ghế tại ​Quốc hội, thừa 19 so với 329 ghế cần thiết để giành chiến thắng tuyệt đối. Như vậy, NLD sẽ có quyền bổ nhiệm tổng thống, hai phó tổng thống và lập chính phủ mới để điều hành đất nước. giành đa số ghế sau cuộc tổng tuyển cử lịch sử. Trong khi đó, đảng cầm quyền USDP chỉ giành 40 ghế ở cả hai viện. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon lên tiếng chúc mừng bà Suu Kyi. Ông chủ Nhà Trắng ca ngợi “những nỗ lực không mệt mỏi và sự hy sinh” của bà Suu Kyi để thúc đẩy một “Myanmar thêm toàn diện, hòa bình và dân chủ”, trong khi người đứng đầu Liên Hợp Quốc mô tả cuộc bầu cử ngày 8/11 là “thành tựu lớn” của Myanmar​. Ảnh: AFP

Đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng lịch sử

Ngày 13/11, Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar (MUEC) thông báo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối lập của bà Aung San Suu Kyi đã giành đa số ghế sau cuộc tổng tuyển cử lịch sử.



Hải Anh

Bạn có thể quan tâm