Hôm nay đánh dấu tròn 100 ngày kể từ khi Việt Nam có ca mắc Covid-19 đầu tiên. Tính đến 1/5, cả nước có 270 ca nhiễm, 219 ca khỏi bệnh, không ghi nhận thêm ca lây nhiễm cộng đồng trong 15 ngày qua.
Giai đoạn 1: 16 ca bệnh Covid-19 đầu tiên
Ngày 23/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) báo cáo cơ sở này đang điều trị, cách ly hai |
Con trai bệnh nhân là Li Zichao (1992), khởi phát sốt ngày 17/1, nhiệt độ sốt không rõ, không kèm ho, không sổ mũi, không đau họng, không đau đầu, không đau nhức cơ. |
Sau một ngày công bố ca bệnh nhiễm Covid-19 đầu tiên, sức khỏe của BN1 tốt, ăn uống được, tự thở, các chỉ số khác ổn định. BN2 khỏe, còn sốt, các chỉ số khác ổn định, không ho. |
Ngày 9 (1/2): Trường hợp truyền nhiễm nội địa đầu tiên tại Việt Nam
Bệnh nhân dương tính với virus corona tên L.T.T.H (25 tuổi), lễ tân khách sạn TP Nha Trang (Khánh Hoà). Trước đó, ngày 16/1, người này có tiếp xúc gần BN1 và BN2 khi hai người này lưu trú tại khách sạn nơi mình làm việc. |
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra và ra quyết định thắt chặt biên giới, hạn chế thị thực.
Để ngăn chặn việc xuất nhập cảnh trái phép trong lúc dịch corona diễn biến phức tạp, đồn biên phòng cửa khẩu Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đã dựng 11 lán và bố trí quân số trực từ 3 đến 5 người/lán tại các đường mòn, lối mở. Nhiều ngày trôi qua, nơi đây chưa phát hiện trường hợp nào xuất nhập cảnh trái phép. |
Hàng trăm chiến sĩ thuộc các đồn biên phòng Lạng Sơn những ngày này ăn gió nằm sương, gác từng đường mòn lối mở nơi địa đầu tổ quốc để phòng dịch virus corona lây lan. |
Điểm cách ly ở Lạng Sơn được thiết lập tại trung đoàn 123 từ ngày 3/2 và kín chỗ vào ngày 6/2. Đây là địa điểm đầu tiên tiếp nhận hơn 400 công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc và cách ly 14 ngày tại doanh trại. |
Trước khi vào trạm cách ly, công dân được kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày, bắt buộc khai báo về địa điểm, thời gian ở Trung Quốc để khoanh vùng và sàng lọc. |
Ngày 20 (12/2): Cách ly toàn bộ xã Sơn Lôi (Vĩnh Phúc)
Sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 (ngày 30/1) là nữ công nhân N.T.D. (BN5) - người thuộc đoàn nhân viên trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc, tiếp theo là 4 ca (BN10,11,12,14), UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định cô lập xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên) nhằm ngăn chặn virus corona lây lan. |
UBND tỉnh Vĩnh Phúc lập 8 chốt chặn tại các điểm ra vào xã do công an tỉnh chủ trì. Người dân sẽ không được ra khỏi xã, trừ trường hợp cấp bách được công an tỉnh thông qua. |
Sơn Lôi là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành cách ly toàn bộ xã trong 14 ngày để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh. Đây là biện pháp mạnh mẽ nhất được thực hiện trong giai đoạn 1 của dịch bệnh theo chiến lược phát hiện sớm nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh, dập dịch triệt để. |
Ngày 33 (25/2): 16/16 bệnh nhân mắc Covid-19 ở nước ta đều khỏi bệnh và đã được ra viện.
Giai đoạn 2: Các ca bệnh xâm nhập từ nước ngoài
Ngày 43 (6/3): Hà Nội công bố trường hợp đầu tiên dương tính với virus corona.
Với việc Hà Nội công bố trường hợp đầu tiên dương tính với virus corona, BN17 đã chấm dứt chuỗi liên tiếp 22 ngày Việt Nam không có thêm ca nhiễm mới. |
Hà Nội quyết định cách ly 14 ngày (bắt đầu từ ngày 7/3) toàn bộ hộ dân từ số nhà 125 đến 139 phố Trúc Bạch nhằm kiểm soát dịch kết hợp các biện pháp tiêu trùng, khử độc. |
Chính quyền cũng tìm cách đảm bảo đời sống sinh hoạt bình thường cho người dân khu vực. |
Ngày 47 (10/3): Bệnh nhân "siêu lây nhiễm"
Bà D.T.L.T (51 tuổi, TP Phan Thiết), bệnh nhân thứ 34 đáp về Tân Sơn Nhất từ Mỹ rồi về TP Phan Thiết bằng xe riêng. BN34 trở thành nguồn lây cho 11 người khác. 1h ngày 13/3, lực lượng chức năng tổ chức cách ly 2 tuyến đường thuộc khu phố 2 phường Đức Thắng, TP Phan Thiết, nơi có những ca dương tính với SARS-nCoV-2. |
Trong vòng 3 ngày, Bình Thuận trở thành điểm nóng về dịch Covid-19 của cả nước khi liên tiếp ghi nhận 9 ca nhiễm bệnh. |
Ngày 54 (17/3): Tạm ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
Ngày 58 (21/3): Tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài
Tại TP.HCM, nhiều chuyến bay về từ các vùng dịch Covid-19 ở châu Âu và ASEAN bị hủy. |
Hành khách trên các chuyến bay nước ngoài về Việt Nam đều phải khai báo y tế và cách ly tập trung 14 ngày. |
Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM là một trong những điểm cách ly. Nơi đây có quy mô khoảng 40.000 giường, cơ sở vật chất khang trang, nằm trong khu vực làng đại học và không quá gần khu dân cư nên việc cách ly sẽ hiệu quả và thuận lợi hơn. |
Nhiều gia đình đến ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM để tiếp tế cho người nhà ngay sau khi nơi đây tổ chức tiếp nhận. |
Đám đông đeo khẩu trang kín mít, đứng tập trung trước cổng. Ai cũng mong sớm được gửi đồ cho người thân trong diện cách ly tập trung. |
Giai đoạn 3: Nguy cơ lây lan trong cộng đồng
Ngày 57 (20/3): Hai ca nhiễm đầu tiên không có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với các BN Covid-19
Trước tình hình các ca lây lan trong cộng đồng ngày càng phức tạp, ngày 24/3, TP.HCM cho tạm ngừng hoạt động nhà hàng, quán bia, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để tránh dịch Covid-19. |
Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống quy mô lớn trên địa bàn thành phố chủ động ngừng hoạt động kinh doanh trước thời điểm quy định. |
Ngày 65 (28/3): Phong toả Bệnh viện Bạch Mai
Quyết định đưa ra sáng 28/3 sau khi bệnh viện Bạch Mai ghi nhận thêm hai ca Covid-19 mới, bệnh nhân 168 và 169. |
Bệnh viện cũng tạm dừng đón tiếp bệnh nhân và thực hiện cách ly toàn bệnh viện, không cho phép người vào hay ra. Toàn bộ gần 1.000 bệnh nhân đang điều trị tại đây cũng không được xuất viện về cộng đồng cho đến khi xét nghiệm âm tính. |
Sáng 31/3, UBND TP Hà Nội đã vận hành nhiều trạm test nhanh Covid-19 quanh bệnh viện Bạch Mai để kiểm tra trên diện rộng. |
Trạm test nhanh tại phường Kim Liên (quận Đống Đa) được dựng trong khuôn viên trường THCS Đống Đa. Sáng 31/3, gần 100 người được xét nghiệm miễn phí. |
Ngày 68 (31/3): Chỉ thị số 16 của Thủ tướng - Cách ly xã hội
Đây là chỉ thị thứ 6 liên tiếp được người đứng đầu Chính phủ ban hành kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra tại Việt Nam. Trước ngày thực hiện cách ly xã hội theo yêu cầu của Thủ tướng, người dân Hà Nội đi mua sắm một cách văn minh, đủ dùng. |
Bộ Công Thương và các siêu thị khẳng định nguồn dự trữ hàng hóa dồi dào, đảm bảo nguồn cung nên khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng. |
Các cửa hàng trên địa bàn thủ đô đều nghỉ kinh doanh, đường phố vắng vẻ trước giờ cách ly toàn xã hội trên toàn quốc để phòng dịch Covid-19. |
Sáng 1/4, ngày đầu tiên thực hiện cách ly xã hội, đường phố TP.HCM không nhiều phương tiện giao thông di chuyển so với những ngày trước đó. |
Các ngã ba, ngã tư, vòng xoay vốn là điểm đen ùn tắc của thành phố bỗng trở nên thông thoáng. |
Ngày 75 (7/4): Cách ly thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội)
Sáng 8/4, huyện đã điều tra được 109 trường hợp F1 của bệnh nhân 243 và đã lấy mẫu được 108 trường hợp. Trung tâm Y tế huyện Mê Linh đã khử trùng toàn bộ thôn Hạ Lôi, nơi ghi nhận 2 ca nhiễm Covid-19 số 243 và 250. |
Ngày 10/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) tiếp tục sàng lọc, lấy mẫu dịch xét nghiệm cho hơn 2.000 người dân xóm Đường (thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, Hà Nội). |
Ngày 83 (15/4): Kéo dài thời gian cách ly xã hội tại Hà Nội và TP.HCM
Các tỉnh thành có nguy cơ cao (trong đó có Hà Nội và TP.HCM) tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4, có thể là 30/4, tùy tình hình cụ thể, thậm chí có thể kéo dài hơn nữa nếu vẫn có tình trạng lây nhiễm. |
Nhiều cửa hàng tại Hà Nội, TP.HCM lơ là chống dịch Covid-19, mở cửa phục vụ khách tại chỗ dù đang trong thời gian cách ly xã hội. |
Một số tuyến đường ở thủ đô đông đúc hơn nhiều ngày qua dù quy định giãn cách xã hội vẫn còn hiệu lực ít nhất đến hết 22/4. |
Giai đoạn 4: Chống dịch dài hơi cùng phát triển kinh tế - xã hội
Ngày 90 (22/4): Từ 0h 23/4, cả nước cơ bản dừng cách ly xã hội
"Cả nước đã chuyển sang một giai đoạn mới phòng, chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm người dân sẵn sàng thích nghi”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh. Người đứng đầu Chính phủ quyết định nới lỏng giãn cách xã hội trên cả nước, trừ một vài khu vực có nguy cơ cao ở Hà Nội, Hà Giang, Bắc Ninh nhưng khuyến cáo nâng cao trách nhiệm chống dịch. |
Trong giai đoạn mới, Thủ tướng lưu ý tiếp tục các giải pháp phòng, chống dịch; vừa thực hiện giãn cách xã hội, vừa tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống người dân. |
Các cửa hàng thực hiện một số biện pháp như dựng các tấm nhựa mika trắng trong suốt, yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào. |
Hành khách khi lên xe buýt được yêu cầu ngồi giãn cách, đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển. |
Tần suất bay giữa các địa phương trên cả nước tăng đồng loạt từ 29/4 để kịp thời phục vụ dịp cao điểm 30/4 và giai đoạn hè. Hành khách trên các phương tiện phải ngồi cách nhau 1 ghế hoặc cách nhau 1 m. Xe khách liên tỉnh cũng hoạt động với 50% số chuyến xe đã đăng ký, hành khách trên mỗi xe không quá 20 người. |
Ngày 100 (1/5): Không ghi nhận thêm ca lây nhiễm trong cộng đồng 15 ngày qua
Bày tỏ vui mừng khi gần 2 tuần không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, kể cả ở các vùng có nguy cơ cao, Thủ tướng nhận định Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi dịch Covid-19 trong cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 28/4. |
Người dân bắt đầu thoải mái, vui vẻ ra đường trong dịp lễ 30/4-1/5. Những hoạt động thường nhật dần trở lại. Một "cuộc sống bình thường kiểu mới" được thiết lập. |