Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tòa Trọng tài ra phán quyết vụ kiện Biển Đông vào ngày 7/7

Tòa Trọng tài Thường trực dự kiến đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách “đường chín đoạn” ở Biển Đông ngày 7/7.

Các nhà ngoại giao cấp cao và chuyên gia chính sách nước ngoài tham dự cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Philippines hôm 15/6 cho hay, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông vào ngày 7/7.

Cựu thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chính sách, kiêm đại diện thường trực của Philippines tại Liên Hiệp Quốc, ông Lauro Baja, cho rằng Manila cần chuẩn bị một số kịch bản sau khi PCA chính thức ra phán quyết về vụ kiện.

“Chúng ta phải lên kế hoạch trong trường hợp thua kiện, thắng kiện hoặc thắng ở một số điểm. Tôi tin phán quyết của tòa án sẽ không phải là một quyết định vô nghĩa. Phán quyết có thể mở đường cho các cuộc đàm phán”, Manila Times dẫn lời ông Baja nói.

PCA ra phan quyet vu kien Bien Dong vao ngay 7/7 anh 1

PCA tổ chức phiên điều trần kín ở Hà Lan để nghe Philippines giải trình các luận điểm quanh vụ kiện Trung Quốc từ ngày 7 tới 13/7/2015. Ảnh: PCA 

Nhiều tháng trước khi PCA ra phán quyết, Trung Quốc liên tục rêu rao rằng nước này hiện nhận được sự ủng hộ từ 60 nước trong vụ kiện yêu sách "đường lưỡi bò". Tuy nhiên, theo Diplomat, Bắc Kinh còn không biết rõ cụ thể đó là những nước nào.

Cho tới nay, chỉ 8 quốc gia công khai đứng về phía Trung Quốc trong vụ kiện, trong số đó, Afghanistan và Lesotho (châu Phi) là hai nước không tiếp giáp biển. Các nước khác trong danh sách gồm: Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu, theo WSJ.

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn ngang nhiên yêu cầu Philippines ngừng thúc đẩy tiến trình tố tụng vụ kiện đồng thời kêu gọi đàm phán song phương. Bắc Kinh cũng luôn lớn tiếng nói không công nhận thẩm quyền xét xử của PCA về vụ Philippines kiện Bắc Kinh về yêu sách “đường 9 đoạn”.

Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông thông qua yêu sách "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò". Nước này cũng liên tục bồi lấp, xây dựng loạt cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo và âm mưu quân sự hóa Biển Đông.

Ngày 22/1/2013, Philippines đệ đơn lên PCA, kiện cách Trung Quốc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Tòa quốc tế sẽ phán quyết cách giải thích của Trung Quốc về "đường lưỡi bò" có phù hợp hay không phù hợp UNCLOS.

Manila tranh luận rằng yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là không có hiệu lực vì nó vi phạm UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và hải phận. Vụ kiện còn liên quan tới hàng chục mỏm đá, đảo san hô, bãi cát và đá ngầm, ví dụ bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

PCA ra phan quyet vu kien Bien Dong vao ngay 7/7 anh 2

Philippines đâm đơn kiện về yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Đồ họa: BBC

 

Theo giới quan sát, phán quyết của PCA nếu có lợi cho Philippines cũng đồng nghĩa với việc khiến Trung Quốc mất mặt trên trường quốc tế và có thể tạo cho Mỹ nhiều lý do để hỗ trợ đồng minh Philippines. Việc Trung Quốc "phớt lờ" phán quyết của PCA cùng việc nước này quyết định leo thang căng thẳng trên Biển Đông sẽ chỉ dẫn tới sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ tại khu vực, theo chiến dịch thực thi “quyền tự do hàng hải”.

9 câu hỏi lớn trong vụ Philippines kiện Trung Quốc

Nếu Tòa Trọng tài tháng 6 ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh sẽ bị mất mặt trên trên trường quốc tế.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm