Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tòa nhà cao nhất Việt Nam 102 tầng biến thành dự án 44 tầng

Dự án Tháp Dầu khí (PVN Tower) từng được thiết kế là tòa nhà cao nhất Việt Nam với 102 tầng tại Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nay được điều chỉnh quy hoạch xuống chỉ còn 44 tầng.

toa thap 102 tang anh 1
Hình ảnh tháp Dầu Khí được công bố năm 2010.

Đây là dự án hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty cổ phần tập đoàn Đại Dương (Ocean Group của ông Hà Văn Thắm).

Đến năm 2012, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tuyên bố rút khỏi dự án. Sau đó, việc thực hiện dự án Tháp Dầu khí được chuyển giao cho PVC, với quy mô giảm xuống còn 79 tầng thay vì 102 tầng như thiết kế ban đầu, số vốn đầu tư giảm xuống còn trên 600 triệu USD.

Sau khi tiếp nhận dự án, thay vì triển khai trên toàn bộ diện tích khu đất 25 ha, PVC chỉ tiếp tục thực hiện dự án trên diện tích đất 21,2 ha. Tuy nhiên, trong 3 năm tiếp quản từ tay PVN, PVC đã không triển khai tiếp dự án, và đến năm 2015, dự án trên được chuyển giao về cho Tập đoàn Mai Linh.

Ngày 20/2, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1208/QĐ-UBND chấp thuận Công ty cổ phẩn Đầu tư Mai Linh là nhà đầu tư dự án Công viên giải trí, Trường học và Tổ hợp Nhà ở, Thương mại, Dịch vụ Golden Palace A, tại phường Mễ Trì và Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Dự án có tổng vốn đầu tư 4.460 tỷ đồng từ vốn góp chủ sở hữu và vốn huy động các nguồn hợp pháp khác, trong đó: Vốn tự có của chủ đầu tư 669 tỷ đồng, chiếm 15% tổng mức đầu tư; vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác 3.791 tỷ đồng, chiếm 85% tổng mức đầu tư.

Về tiến độ thực hiện dự án: Đối với khu công viên giải trí, từ quý I/2017 đến quý IV/2018; đối với khu hỗn hợp nhà ở, trường học, thương mại từ quý I/2017 đến quý IV/2021. Giai đoạn kết thúc, đưa vào khai thác sử dụng: Đối với khu công viên giải trí trong quý I/2019; đối với khu hỗn hợp nhà ở, trường học, thương mại quý I/2022.

Theo quyết định, tổng diện tích sử dụng đất dự án 206.337 m2 gồm: Đầu tư xây dựng công viên giải trí có diện tích đất khoảng 144.140 m2, mật độ xây dựng 5%, chiều cao 1 tầng có chức năng là công viên vui chơi giải trí, thể dục thể thao, dịch vụ đa năng, bao gồm diện tích hồ nước khoảng 25.187 m2 (khu công viên vui chơi giải trí là công viên mở, với mục đích phục vụ chung dân cư dự án và khu vực lân cận).

Diện tích đất đầu tư xây dựng trường học diện tích khoảng 15.756 m2 bao gồm Trường trung học phổ thông có diện tích đất khoảng 8.000 m2, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 16.000 m2, chiều cao 5 tầng; Trường trung học cơ sở có diện tích đất khoảng 4.500 m2, tổng diện tích sàn khoảng 9.000 m2, chiều cao 5 tầng; Trường mầm non có diện tích khoảng 3.256 m2, tổng diện tích sàn khoảng 3.906 m2, chiều cao 3 tầng.

Đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, nhà ở (ký hiệu HH1) có diện tích đất khoảng 13.172 m2, tổng điện tích sàn xây dựng khoảng 174.906 m2 (không kể diện tích sàn tầng hầm và tum thang), số tầng hầm là 3 tầng, bao gồm 2 khối nhà: Tòa HH1-1 diện tích đất 6.750 m2, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 119.409 m2, tầng cao 44 tầng, tổng số căn hộ chung cư là 720 căn hộ; tòa HH1-2 diện tích đất 6.422 m2, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 55.497 m2, tầng cao 37 tầng, tổng số căn hộ chung cư là 270 căn hộ.

Đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, nhà ở (ký hiệu HH2) có diện tích đất khoảng 15.410m2, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 145.230m2 (không kể diện tích sàn tầng hầm và tum thang), bao gồm: Khối chung cư cao tầng (ký hiệu HH2-1) diện tích đất 7.103m2, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 127.705m2, tầng cao 44 tầng, tổng số căn hộ chung cư là 762 căn hộ.

Khu nhà ở thấp tầng có cửa hàng (shophouse) (ký hiệu HH2-2) diện tích đất 5.390m2, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 17.525m2, tầng cao 5 tầng, tổng số căn hộ 22 căn.


Sự trùng hợp của những tòa nhà cao nhất Việt Nam

Số liệu thống kê cho thấy, có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa việc xây càng nhiều nhà chọc trời và kinh tế đi xuống. Điều này diễn ra cả ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tòa nhà cao nhất Việt Nam đổi chủ?

Báo Hàn Quốc đưa tin, khoản nợ mà Keangnam chưa thanh toán cho 15 chủ nợ đã được đối tác Samjong KPMG thu xếp chuyển sang cho AON Holdings, theo một thỏa thuận riêng từ 16/12/2015.




Hiếu Công

Bạn có thể quan tâm