Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tòa án TP.HCM tìm nạn nhân mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát

Tòa án Nhân dân TP.HCM tiếp tục nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của các nhà đầu tư trái phiếu trong vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đến hết ngày 30/8.

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 4. Ảnh: Duy Hiệu.

Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa phát thông báo về thời gian nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của các nhà đầu tư trái phiếu trong vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm.

Theo đó, cơ quan tư pháp TP.HCM cho biết đang thụ lý, giải quyết hồ sơ vụ án hình sự Trương Mỹ Lan và đồng phạm bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Liên quan đến hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Tòa án TP.HCM thông báo các nhà đầu tư mua trái phiếu của CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông (mã ADC2018.09, ADC2018.12.1, ADC2019.01), CTCP Đầu tư Sunny World (mã SNW-2019.10), CTCP Đầu tư Quang Thuận (mã QT.2018.12.1), CTCP Dịch vụ và Thương mại TP.HCM - Setra (mã SET.H2025) nếu chưa có tên trong danh sách sở hữu trái phiếu kèm theo kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và chưa gửi đơn đến Tòa án Nhân dân TP.HCM thì tiếp tục gửi đơn để được xem xét theo quy định.

Thời gian nhận đơn đến hết ngày 30/8. Sau thời gian này, cơ quan tư pháp không nhận yêu cầu bồi thường của các trường hợp sở hữu trái phiếu tại 4 công ty kèm theo các mã trái phiếu nêu trên. Quyền lợi của các cá nhân này sẽ được giải quyết bằng vụ án dân sự nếu các bên có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, bà Trương Mỹ Lan đã họp với 5 nhân sự chủ chốt là Hồ Bửu Phương (Phó tổng giám đốc Vạn Thịnh Phát), Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch Công ty Chứng khoán Tân Việt) và 3 lãnh đạo SCB gồm Chủ tịch Đinh Văn Thành, Tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn và Phó tổng giám đốc Nguyễn Phương Hồng

Sau cuộc họp, nhóm này chọn 4 công ty nêu trên thực hiện kế hoạch phát hành trái phiếu “khống”, qua đó huy động tiền từ người dân nhằm trả nợ ngân hàng, đầu tư dự án và các mục đích cá nhân khác.

Theo yêu cầu của bà Lan, 4 công ty phải huy động hơn 30.800 tỷ đồng từ việc bán trái phiếu “khống”, từ đó tạo dòng tiền “khống” để hợp thức nhà đầu tư sơ cấp cho 8 công ty cùng hệ sinh thái. Sau đó, 8 công ty này sẽ mua lại số trái phiếu của 4 công ty, phát hành dưới dạng trái phiếu riêng lẻ nhằm bán rộng rãi cho hàng chục nghìn nhà đầu tư.

Đến nay, các gói trái phiếu này còn dư nợ hơn 30.081 tỷ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư, không có khả năng thanh toán.

Tiếp tục đóng cửa hàng loạt, gần 100 phòng giao dịch SCB 'biến mất'

Chỉ trong hai ngày tuần vừa qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã công bố chấm dứt hoạt động của 9 phòng giao dịch thuộc hệ thống, nâng tổng số phòng giao dịch bị đóng cửa lên con số 91.

Đình chỉ 4 kiểm toán viên Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

4 kiểm toán viên Deloitte Việt Nam bị đình chỉ tư cách kiểm toán là Phó tổng giám đốc Lê Đình Tứ, Phạm Hoài Nam và 2 kiểm toán viên khác là Đỗ Hồng Dương, Trần Văn Đặng.

Ông Dương Công Minh: 'Tôi không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan'

Khẳng định trước cổ đông, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Sacombank, cho biết ông không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan cũng như bất kỳ dự án nào của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm