Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

‘Tổ chức lớn mạnh khi mỗi cá nhân biết thay đổi và thích nghi’

Bà Văn Thị Anh Thư chia sẻ cách giúp Suntory PepsiCo Việt Nam duy trì công việc cho gần 3.000 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp, bất chấp khó khăn vì Covid-19.

Bà Văn Thị Anh Thư chia sẻ cách giúp Suntory PepsiCo Việt Nam duy trì công việc cho gần 3.000 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp, bất chấp khó khăn vì Covid-19.

Trải qua một năm khó khăn vì dịch bệnh, Suntory PepsiCo không những không phải cắt giảm lương, thưởng, mà còn tiếp tục củng cố tinh thần và sự gắn kết của toàn thể nhân viên, thúc đẩy công ty tăng trưởng, lợi nhuận tốt.

Bà Văn Thị Anh Thư - Phó tổng giám đốc Cấp cao phụ trách Nhân sự của Suntory PepsiCo - chia sẻ bí quyết giúp doanh nghiệp này vượt qua khó khăn, tiếp tục gặt hái những thành quả đáng tự hào, trong đó có giải thưởng cao nhất của HR Award 2020.

- Trước bối cảnh đại dịch, Suntory PepsiCo đã có những thay đổi quan trọng gì trong kinh doanh cũng như sử dụng nhân sự?

- Công tác “phòng chống dịch như chống giặc” của chúng tôi đã đạt kết quả tốt, nhanh chóng kiểm soát tình hình kinh doanh trong và sau đợt cao điểm của dịch bệnh. Lợi nhuận công ty tăng cao hơn so với kế hoạch. Đến tháng 5, doanh số bán hàng của chúng tôi đã trở lại ổn định.

Đạt được kết quả này là nhờ vào tinh thần “Yatte Minahare” (dám ước mơ, chấp nhận thách thức, không bao giờ từ bỏ) và những ứng phó thức thời, nhanh chóng.

Ổn định nhân sự trong mùa dịch chính là nền tảng giúp Suntory PepsiCo tăng trưởng mạnh mẽ. Với sự đổi mới sáng tạo, công ty đã và đang xây dựng năng lực cho toàn bộ tổ chức để trở nên linh hoạt hơn.

Cán bộ nhân viên Suntory PepsiCo tại thị trường Việt Nam được trao quyền để chủ động đưa ra quyết định trong kinh doanh cũng như phát triển con người. Đó chính là điều kiện sống còn trong bối cảnh như hiện nay.

- Khi Covid-19 bắt đầu bùng lên, thái độ của toàn bộ nhân viên Suntory PepsiCo ra sao?

- Khi đại dịch bắt đầu bùng phát, nhân viên của chúng tôi đều cảm thấy lo lắng và mong muốn hiểu rõ hơn về dịch bệnh, cách phòng tránh, cứu chữa, bảo vệ bản thân mình và gia đình... Vì đây là dịch bệnh mới nên việc hoang mang, lo lắng, thậm chí sợ hãi là điều dễ hiểu.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu của dịch bệnh. Với quy mô gần 3.000 nhân viên trực tiếp, hàng nghìn nhân viên gián tiếp, hàng trăm đại lý và nhà phân phối trên toàn quốc, việc đối phó, vượt qua giai đoạn dịch bệnh càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

- Vậy công ty đã làm gì để trấn an nhân viên và giúp họ tập trung vào công việc?

- Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh, ban giám đốc Suntory PepsiCo nhanh chóng triển khai ủy ban quản trị rủi ro và đội phản ứng nhanh, bao gồm nội bộ ban giám đốc công ty cùng ban giám đốc các nước khác trong khu vực.

Thông qua những cuộc họp, trao đổi trực tuyến bất kể giờ giấc của ủy ban quản trị rủi ro và đội phản ứng nhanh, chúng tôi đã đánh giá tình hình, cũng như đưa ra phương án, kế hoạch hành động phù hợp.

Đối với Suntory PepsiCo, việc đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, tạo ra một môi trường an toàn để mọi người tập trung làm việc, sản xuất là ưu tiên hàng đầu.

Chúng tôi liên tục cung cấp thông tin về dịch bệnh, hướng dẫn kê khai y tế, đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách, cũng như các biện pháp tăng cường sức khỏe khác và thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, họp hành nhóm đông người.

Cũng từ đây, công ty thiết lập kênh chia sẻ với lãnh đạo mùa dịch để nhân viên có cơ hội nói lên những mối quan tâm, cả về sức khỏe cá nhân lẫn tình hình kinh doanh, thu nhập, phúc lợi, đảm bảo các câu hỏi, quan ngại từ nhân viên được hồi đáp kịp thời, đầy đủ.

Nhờ những hoạt động nhanh chóng, thường xuyên và liên tục như vậy nên cán bộ - công nhân viên cũng an tâm một phần để tập trung toàn bộ sức lực vào sản xuất kinh doanh, giữ vững năng suất và kế hoạch.

- Được biết, công ty có nhiều hoạt động để khuyến khích nhân viên tự học hỏi trong thời gian giãn cách. Ý tưởng này đến từ đâu và mục đích của việc này là gì?

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mỗi chúng ta với tư cách cá nhân hay tổ chức đều cần chuyển mình, học hỏi, và thích nghi. Từ dịch bệnh, thiên tai vốn là những điều mình không thể kiểm soát, đến tư động hóa của máy móc, trí tuệ nhân tạo thay thế lao động phổ thông, rồi vòng đời các kỹ năng thu lại còn 18 tháng so với 5-10 năm như trước đây; con người có thể chủ động thay đổi để thích nghi và vượt trội hơn.

Chúng ta phải làm điều đó với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết nếu không muốn tụt hậu so với đối thủ và thế giới.

pepsico anh 4

Tôi cũng như ban lãnh đạo công ty nhận ra trách nhiệm duy trì sự bền vững trong hoạt động kinh doanh lẫn phát triển con người là rất lớn. Chúng tôi không muốn bỏ ai lại phía sau, và để làm được việc đó, tất cả nhân viên phải nhận ra được sự thay đổi là tất yếu. Việc học theo tôi chính là oxy cho sự tồn tại.

Mỗi cá nhân phải thay đổi từ tư duy đến cách họ tự học - tất cả đều phải trở nên linh hoạt hơn trong việc phát triển bản thân, hiểu mình cần gì cho tương lai, học tốt nhất bằng cách nào, đâu là những công cụ có thể tận dụng trong doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu này.

Mỗi cá nhân linh hoạt thì đội ngũ, phòng ban và công ty sẽ nhanh chóng chuyển mình, dễ dàng vượt qua mọi trở ngại.

- Công ty đã tạo điều kiện cho nhân viên tự học ra sao? Những lĩnh vực nào được tập trung đào tạo nhiều nhất?

- Chúng tôi tập trung nhiều nhất vào việc thay đổi tư duy nhân viên, rằng việc học chủ động và linh hoạt là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Nếu bạn không làm điều đó, đào thải tất yếu xảy ra. Việc thay đổi tư duy này được triển khai nhất quán từ ban lãnh đạo tới tất cả cấp giám đốc, trưởng phòng, nhân viên và cả vận hành viên kỹ thuật nhà máy.

Đi kèm đó, công ty chủ động đầu tư các công cụ học linh hoạt theo dạng user-driven, phù hợp đa dạng học viên (nghe, đọc, xem, làm) và nhân viên hoàn toàn có thể chọn sản phẩm học này theo nhu cầu, sở thích cũng như kế hoạch phát triển riêng.

Chúng tôi cũng phải chủ động chọn lọc và đề xuất nội dung học cần thiết với bối cảnh mới, như chuyển đổi số - bao gồm các công cụ tương tác phối hợp ảo và chuẩn bị để nhân viên tích hợp việc số hóa trong công việc hàng ngày.

Bên cạnh đó, khía cạnh con người và cảm xúc cũng cần quan tâm hơn bao giờ hết để nhân viên có thể cân bằng lại so với tốc độ biến đổi quá lớn.

- Đến nay, bà đánh giá thế nào về kết quả của hoạt động khuyến khích tự học này? Trong tương lai, công ty có tiếp tục duy trì hoạt động này không?

- Tôi vô cùng tự hào vì những điều công ty làm được trong 6 tháng qua. Với sự ủng hộ của ban lãnh đạo và sự đồng lòng của toàn bộ nhân viên, phong trào “Agile Learning - Hoc hỏi linh hoạt, thích ứng tương lai” của Suntory PepsiCo đã tạo tiếng vang lớn trong nội bộ doanh nghiệp.

Màu áo và thông điệp Agile Learning trở thành câu cửa miệng của nhân viên mỗi khi nói tới việc học tập và phát triển bản thân. Như vậy, chúng tôi thành công về mặt tạo nhận diện và thức tỉnh đúng kế hoạch bước 1 của dự án.

Đặc biệt, tất cả đều nhìn nhận việc thay đổi và học tập này một cách tích cực. Các sáng kiến mới cũng được nhân viên đón nhận và tham gia nhiều. Điều này thể hiện qua số người đọc tập sạn học tập tại nhà máy, số lượng khóa học, số giờ học trực tuyến được tiêu thụ trong một tháng của chiến dịch Campaign 21 bằng nỗ lực đào tạo trực tiếp của doanh nghiệp trong cả năm 2019… và rất nhiều tín hiệu đáng mừng khác.

Khi nhà nhà, người người đều chủ động và linh hoạt, chúng tôi sẵn sàng để bước tiếp sang chặng 2 của chiến lược Agile learning 2021-2022. Chắc chắn trong tương lai, chúng tôi không chỉ duy trì mà còn có kế hoạch để văn hóa học linh hoạt này sâu và rộng hơn nữa, với những kết quả trực tiếp lên con người, hoạt động kinh doanh của Suntory PepsiCo.

- Là người chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, cá nhân bà có cảm xúc như thế nào khi biết công ty giành giải thưởng HR Award?

- Tôi rất vui mừng vì năm nay là lần đầu tiên chúng tôi tham dự giải thưởng này và vào Top 10 công ty có nhân sự ứng biến xuất sắc giữa mùa Covid-19. Thành tích này đạt được nhờ sự nỗ lực và đóng góp của cả tập thể. Tinh thần "Yatte Minahare" đã giúp chúng tôi đạt được nhiều thành tựu lớn cả về kinh doanh lẫn con người trong năm 2020.

- Trong năm tới, công ty dự định tuyển mới bao nhiêu nhân viên trẻ? Nếu phải thuyết phục một tài năng trẻ gia nhập SPVB, bà sẽ nói gì trong một câu?

- Chúng tôi dự kiến sẽ tuyển dụng 30-40 nhân sự trẻ cho các chương trình Quản trị viên tập sự và Giám sát sản xuất/kinh doanh tài năng. Hiện nay, chúng tôi bắt đầu nhận hồ sơ cho chương trình Quản trị viên tập sự, tôi hy vọng chương trình sẽ thu hút được đông đảo các bạn trẻ tham gia.

Nếu phải thuyết phục người trẻ trong một câu, tôi sẽ nói: “Mời các bạn gia nhập gia đình Suntory PepsiCo, nơi bạn được phát triển toàn diện, sống trọn vẹn, làm đúng chất và vui hết nấc”.

Giang Quốc Hoàng

Đồ họa: Ái Tân Luật

Bình luận

Bạn có thể quan tâm