Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tìm thấy răng cá mập khổng lồ sống cách đây 25 triệu năm

Các nhà khoa học cho biết bộ răng của loài cá mập khổng lồ cổ đại Carcharocles angustidens đã được một người đam mê khảo cổ nghiệp dư tìm thấy tại bãi biển ở Australia.

Theo AFP, ông Philip Mullaly đang đi dạo tại một khu vực nổi tiếng với hóa thạch ở thị trấn ven biển Torquay, cách thành phố Melbourne, Australia khoảng 100 km, thì tìm thấy bộ răng.

"Tôi đang đi bộ dọc bờ biển để tìm hóa thạch, chợt nhìn thấy một vật lấp lánh trên tảng đá, đó là 1/4 chiếc răng. Ngay lập tức, tôi cảm thấy rất hào hứng. Nó thật hoàn hảo và tôi biết rằng đây là một phát hiện quan trọng cần được chia sẻ với mọi người", ông nói. 

tim thay rang ca map khong lo co dai anh 1
Ông Philip Mullaly và chiếc răng mà ông tìm thấy trên bãi biển Australia. Ảnh: AFP.

Sau đó, ông Mullaly đem chiếc răng đến Bảo tàng Victoria tại thành phố Melbourne. Ông Erich Fitzgerald, chuyên gia về cổ sinh vật học động vật có xương sống tại đây, xác nhận những chiếc răng dài 7 cm thuộc về loài thú săn mồi đã tuyệt chủng được biết đến với tên gọi cá mập răng cưa khổng lồ (Carcharocles angustidens).

Loài động vật này sinh sống tại vùng biển Australia 25 triệu năm trước, chuyên săn chim cánh cụt và cá voi nhỏ. Chúng có thể dài đến 9 m, gần gấp đôi cá mập trắng khổng lồ hiện nay. 

"Hóa thạch răng của loài Carcharocles angustidens có tầm quan trọng quốc tế khi chỉ có 3 bộ được tìm thấy trên toàn thế giới, và đây là bộ đầu tiên được tìm thấy ở Australia", ông Fitzgerald nói.  

Chuyên gia này giải thích gần như toàn bộ hóa thạch răng của tất cả các loài cá mập đều chỉ có một cái. Các nhà khảo cổ học rất hiếm khi tìm được cả bộ răng vì cá mập thường rụng và thay răng mỗi ngày. Đồng thời, xương sụn, thành phần cấu tạo xương sọ và xương hàm cá mập, không dễ hóa thạch.

tim thay rang ca map khong lo co dai anh 2
Loài cá mập cổ đại Carcharocles angustidens so sánh với con người. Đồ họa: Dinopedia.

Ông Fitzgerald nghi ngờ những chiếc răng được tìm thấy tại Australia thuộc về một con cá mập duy nhất, và có thể còn nhiều hóa thạch khác bị chôn trong tảng đá.

Vì vậy, ông dẫn một đoàn gồm các nhà cổ sinh vật học, tình nguyện viên và ông Mullaly đến khai quật địa điểm bộ răng được tìm thấy. Trong hai lần tìm kiếm, nhóm của ông đã phát hiện tổng cộng hơn 40 chiếc răng. 

Phần lớn trong số chúng thuộc về cá mập khổng lồ cổ đại, nhưng cũng có vài chiếc răng nhỏ hơn thuộc về loài cá mập 6 mang (Hexanchus) còn tồn tại đến ngày nay. 

Nhà cổ sinh vật học Tim Ziegler thuộc Bảo tàng Victoria cho biết răng của cá mập 6 mang thuộc về nhiều con khác nhau. Chúng có thể bị rụng trong quá trình loài cá này rỉa xác con Carcharocles angustidens.

"Việc tìm thấy răng của loài cá mập 6 mang từ thời tiền sử cho thấy chúng đã sinh sống bằng cách ăn xác động vật hàng chục triệu năm nay", ông Ziegler nói.

Tại sao ngay cả thú dữ cũng bỏ chạy khi thấy người? Ở các khu vực hoang vu, các loài động vật ăn cỏ và chim thường di tản khi có con người vì con người đã vi phạm lãnh thổ của chúng và bị xem là một mối đe dọa.

Chụp ảnh tốt nghiệp với cá sấu, nữ sinh Mỹ gây bão mạng

Nữ sinh viên đại học bang Texas đã có tấm ảnh tốt nghiệp độc nhất vô nhị khi chụp cùng con cá sấu dài hơn 4 m, khiến cộng đồng mạng tại Mỹ phát cuồng về "độ ngầu" của cô gái.

Đàn cánh cụt hoàng đế lớn nhất thế giới giảm 90% số lượng

Trong vòng 30 năm, đàn cánh cụt hoàng đế trên đảo Ile aux Cochons, Pháp, giảm số lượng từ 2 triệu cá thể xuống còn khoảng 200.000, nguyên nhân được cho là vì biến đổi khí hậu.

Chi Mai

Bạn có thể quan tâm