Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tim Cook đến Trung Quốc

CEO Apple đến Bắc Kinh để tham dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc (CDF), khẳng định quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa 2 bên.

Tim Cook phát biểu tại CDF năm 2018. Ảnh: Xinhua.

Tim Cook đã đến Trung Quốc để tham dự diễn đàn phát triển (CDF) ngày 25/3. Sự xuất hiện của CEO Apple đánh dấu quan hệ chặt chẽ giữa Táo khuyết và Trung Quốc, kể cả khi căng thẳng Mỹ - Trung Quốc gia tăng.

Phát biểu tại sự kiện, Cook cho biết Apple và Trung Quốc cùng hợp tác phát triển trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục. Dù vậy, ông nhấn mạnh lo ngại của công ty về lạm dụng công nghệ, trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế tăng cường (AR) có những bước tiến đáng kể.

"Đây là mối quan hệ cộng sinh mà tôi nghĩ 2 bên đều hài lòng", Cook chia sẻ. Ông tiết lộ Apple có kế hoạch tăng cường đầu tư cho chương trình giáo dục nông thôn trị giá 15 triệu USD tại Trung Quốc.

Nói về khoản đầu tư giáo dục, CEO Apple nhấn mạnh trẻ em cần trau dồi kỹ năng lập trình và tư duy phản biện khi thế giới thay đổi nhanh chóng.

Tim Cook den Trung Quoc anh 1

Tim Cook đến thăm Apple Store tại Sanlitun, Bắc Kinh ngày 24/3. Ảnh: Weibo.

Cook nhận định sự thay đổi sẽ ngày càng dồn dập, và người tạo ra công nghệ cần áp dụng "đúng cách" để giúp đỡ thay vì chống lại nhân loại.

"Tôi nghĩ đó là trách nhiệm to lớn với những người tạo ra công nghệ", CEO Apple nhấn mạnh.

Cook được cho đã ghé thăm Apple Store tại Tam Lý Đồn, Bắc Kinh vào 24/3. Đây là cửa hàng lớn nhất của Táo khuyết tại châu Á. Đi cùng ông có Deirdre O'Brien, Giám đốc Bán lẻ của Apple và một số lãnh đạo khác.

Theo Bloomberg, Cook còn gặp gỡ một số quan chức chính phủ Trung Quốc tại CDF. Đây là động thái quan trọng nhằm duy trì quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Cook lần đầu tham dự CDF vào năm 2017, chỉ vài tháng trước khi Apple vượt qua Samsung để trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới.

Ông tham gia hội nghị đều đặn từ 2018-2021, trừ năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát dữ dội.

Apple hiện lắp ráp phần lớn thiết bị tại Trung Quốc, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. Đổi lại, Táo khuyết có quyền tham gia trực tiếp vào quy trình vận hành cửa hàng, phân phối sản phẩm và duy trì dịch vụ tại quốc gia này.

Sau khi tập trung vào Trung Quốc, sản phẩm Apple tại đất nước tỷ dân ngày càng phổ biến. Từ năm 2015, thị trường này mang về 40 tỷ USD doanh thu mỗi năm cho Táo khuyết. Riêng năm tài chính 2022, con số trên là 75 tỷ USD.

Dù vậy, quan hệ giữa 2 bên có dấu hiệu rạn nứt. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, chính sách phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc do dịch bệnh vào năm 2022 ảnh hưởng đến kế hoạch ra mắt những thiết bị như MacBook Air M2, hạn chế nguồn cung iPhone 14 Pro.

Quan hệ với Trung Quốc cũng khiến Apple hứng chỉ trích tại Mỹ khi tuân thủ các quy định kiểm duyệt và lưu trữ dữ liệu. Ngoài ra, kế hoạch dịch chuyển một phần chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, đến những nơi như Việt Nam và Ấn Độ có thể gây áp lực lên đất nước tỷ dân.

Những câu chuyện bên trong Apple

Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn

Apple chi cả tỷ USD để làm phim

Apple có thể đầu tư 1 tỷ USD/năm để sản xuất và phát hành phim rạp, nhằm quảng bá dịch vụ TV+ và cải thiện vị thế tại Hollywood.

Những lần Apple bị chê vì tính toán với người dùng

Nhiều người cho rằng Apple bán hàng theo kiểu "hút máu" khi iPhone 14 Pro giá lên đến 1.000 USD lại không có bộ sạc kèm theo, hay iPhone 14 giá 800 USD chỉ dùng màn hình 60 Hz.

Apple dùng thẻ để bắt nhân viên đến văn phòng

Nhà sản xuất iPhone đang có những hành động yêu cầu nhân viên phải đến văn phòng để làm việc trực tiếp, thay vì làm việc từ xa.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm