Các trang bìa sách đã trải qua nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thị hiếu. Ảnh: Fast Company. |
Vào những năm 1930, những cuốn tiểu thuyết lãng mạn có bìa mềm làm từ bột giấy đã ra đời tại Mỹ. Vào thời điểm này, nước Mỹ đang ở thời kỳ hậu chiến, văn hóa còn chưa được chú trọng phát triển. Chính vì thế, các tác phẩm thời kỳ này là sự giao thoa độc đáo giữa thô ráp và tinh tế. Trong khi bìa của những cuốn tiểu thuyết thời kỳ này vẽ nhiều nhân vật đang trong cơn say, nhưng bản thân những câu chuyện nhìn chung khá trong sáng và phù hợp với sự nhạy cảm của thời đại.
Thường đến trang cuối cùng của tác phẩm, các nhân vật mới có cảnh hôn và kết thúc luôn là hạnh phúc mãi mãi về sau (HEA) giữa một người đàn ông và một phụ nữ cùng một chiếc nhẫn đính hôn. Các tác phẩm thời kỳ này vẫn có nhiều phân đoạn mô tả hành vi tình dục nhưng đều được thể hiện một cách ám chỉ và cũng vì ngôn ngữ tục tĩu cũng không được sử dụng một cách hợp pháp.
Không giống những cuốn sách bìa cứng nghiêm túc chỉ được tìm thấy trong các hiệu sách, tiểu thuyết lãng mạn và các loại sách bìa mềm khác có giá rất phải chăng và thường được trưng bày tại sạp báo, quầy ăn trưa và hiệu thuốc. Những không gian này sẽ giúp các cuốn sách bìa mềm tiếp cận được nhiều độc giả tiềm năng. Có thể là một bà nội trợ không thường xuyên lui tới một hiệu sách lại tình cờ bị thu hút bởi các tác phẩm bìa mềm trong khi chờ xe buýt hoặc đang ra ngoài chạy việc vặt.
Hình ảnh trang bìa giúp truyền tải nội dung
Giống sự nổi lên của Kindle mang đến cho độc giả đương đại một cách thức mới và riêng tư hơn để đọc sách, thì mô hình phân phối sách bìa mềm lãng mạn thời kỳ đầu (những năm 1940 và 1950) cũng cho phép người đọc tiếp cận với một thể loại sách mới mà họ chưa từng quen.
Trong các không gian bán lẻ mới này, các cuốn sách bìa mềm dành cho thị trường đại chúng được trưng bày trên các giá đỡ bằng dây xoay với bìa hướng ra ngoài. Với cách trưng bày này, trang bìa đã trở thành tờ quảng cáo cho một cuốn sách. Trang bìa phải truyền đạt được nội dung và sự đặc biệt của cuốn tiểu thuyết tới người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời nó phải đủ nổi bật và bắt mắt để cạnh tranh với những cuốn sách liền kề.
Một chiếc máy bán sách vào những năm 1950 tại Mỹ. Ảnh: Fast Company. |
Đến những năm 1960, các tiểu thuyết lãng mạn bắt đầu chuyển hướng sang các bối cảnh phong phú hơn, các nữ nhân vật bắt đầu di chuyển công việc ra nước ngoài và đảm nhận nhiều nghề nghiệp hơn như tiếp viên hàng không.
Phải đến 1/4 thế kỷ sau, sự thay đổi mô hình viết thực sự mới xảy ra trong thể loại lãng mạn. Năm 1972, The Flame and the Flower, câu chuyện về một thuyền trưởng đam mê biển và cô dâu bị bắt cóc của anh ta đã phá vỡ bối cảnh truyền thống của những tiểu thuyết lãng mạn bán trên thị trường đại chúng lúc đó.
Tác phẩm này cũng góp phần định hình một xu hướng sáng tác mới, trong đó một nhân vật nữ toàn năng thường bị một nhân vật nam điển trai và mạnh mẽ theo đuổi và chinh phục. Những yếu tố xác thịt cũng ngày càng được xuất hiện nhiều hơn.
Cùng sự đa dạng hơn trong chủ đề và bối cảnh của tiểu thuyết lãng mạn, như thời kỳ Trung cổ hay không gian huyền bí, trang bìa của các cuốn tiểu thuyết bìa mềm ngày càng có ảnh hưởng lớn đến doanh thu tác phẩm.
Trang bìa trở thành một manh mối trực quan chỉ ra chủ đề và cốt truyện cụ thể của một cuốn sách. Ví dụ, bìa có hình ôtô có thể cho thấy một chuyến đi mạo hiểm hoặc một chiếc bàn có thể gợi ý về một mối tình lãng mạn nơi công sở.
Các thiết kế bìa chữ được dùng trước đây. Ảnh: Fast Company.. |
Các thiết kế chữ có ảnh hưởng đáng kể
Và khi bước sang thiên niên kỷ mới, sự đa dạng của các chủ đề trong tiểu thuyết lãng mạn đã tăng lên đáng kể, có cốt truyện phong phú hơn và các nhân vật ở nhiều độ tuổi, dân tộc và nghề nghiệp khác nhau. Thêm vào đó là sự giao thoa của tiểu thuyết lãng mạn với nhiều thể loại khác đã dẫn tới sự trung hòa hơn trong thiết kế trang bìa, giảm sử dụng chữ và hình minh họa để chuyển sang thiết kế bìa trung tính hơn và kiểu chữ tiêu chuẩn hóa.
Kiểu chữ cái được dùng trong tiểu thuyết lãng mạn thời kỳ này thường cách điệu chữ nhẹ nhàng với nhiều đường cong để gia tăng sự khơi gợi cảm xúc. Cỡ chữ thường có kích thước lớn và màu sắc đậm để gây được ấn tượng.
Chữ cái lúc này là một loại nguyên liệu thô đang chờ được nhào nặn thành tác phẩm nghệ thuật. Các dạng chữ không tuân theo các quy ước của kiểu chữ thương mại, truyền thống mà thay vào đó, thường được thiết kế thủ công và tùy chỉnh với các hiệu ứng độc lạ.
Có thể nhiều kiểu chữ được sử dụng linh động như sans serif trong những năm 1950 và 1960, kiểu chữ uốn lượn tạo ảo giác trong những năm 1970 và những chữ viết đẹp mắt những năm 1980.
Một số trang bìa sách hiện đại. Ảnh: Penguin Books. |
Trong khi hình ảnh giúp người đọc đoán được phần nào nội dung từ cuốn sách thì các mẫu chữ cũng đưa ra gợi ý về nội dung của câu chuyện bên trong.
Từ kiểu chữ, người ta có thể cho rằng một cuốn tiểu thuyết nóng bỏng và nặng nề, đen tối và bí ẩn hoặc về một cuộc tán tỉnh vụng về. Một số tiêu đề sử dụng các biểu tượng trực tiếp như các mũi tên trong Traveling Tramp hoặc biểu tượng thần Vệ nữ trong cuốn Busy Bodies.
Những tác phẩm khác có thể sử dụng kiểu chữ gợi cảm hơn, dùng dấu tạo dấu sắc thái, như Wild and Wicked hoặc chữ nghiêng thư pháp của PS, I Love You.
Để đi tới cách thiết kế những trang bìa sách dù đa dạng nhưng vẫn có một dạng thức nhất định và thể hiện sự nhã nhặn như hiện nay, có thể thấy sự phát triển của tiểu thuyết lãng mạn đã góp phần thúc đẩy quá trình thay đổi tích cực này.
Và trong khi tiểu thuyết lãng mạn được dự báo sẽ ngày càng trở nên thu hút độc giả, công chúng có thể chờ đón thêm những trang bìa với thiết kế hợp với thời đại hơn và giúp đưa họ vào thế giới của những câu chuyện thú vị.