Bão số 4 vừa qua, áp thấp nhiệt đới mới sắp vào Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines) đang mạnh lên và sẽ vào Biển Đông trong 2 ngày tới.
Áp thấp nhiệt đới ("tropical depression") là tên gọi một hiện tượng thời tiết phức hợp diễn ra trên diện rộng trên biển hoặc đất liền khi có hiện tượng gió xoáy tập trung quanh một vùng áp thấp nhưng chưa đủ mạnh để gọi là bão nhiệt đới (khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh vì liên tục phát triển đủ năng lượng để thu hút gió và hơi nước mạnh lên sẽ hình thành bão nhiệt đới). Để một áp thấp hình thành phải có đủ các điều kiện thuận lợi của bề mặt khí quyển như khí áp, nhiệt độ, gió... Vì vậy, những vùng có khí hậu nóng của vùng nhiệt đới, trên đại dương hoặc trên biển nhiệt đới thường hay xuất hiện hiện tượng này.
Bạn có biết: Trung bình hàng năm có từ 4 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển Việt Nam. Khi chưa hình thành bão, nếu tốc độ của gió còn dưới 63 km/giờ, thì gọi là áp thấp nhiệt đới.
Bão số 4 vừa qua, áp thấp nhiệt đới mới sắp vào Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines) đang mạnh lên và sẽ vào Biển Đông trong 2 ngày tới.
Áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông trong 2 ngày tới
Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông được dự báo có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào khu vực Biển Đông trong khoảng ngày 28-29/8.
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, Nam Bộ mưa lớn
Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kết hợp với gió mùa Tây Nam cường độ mạnh khiến khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa lớn kéo dài đến hết ngày 9/8.
TP.HCM xuất hiện mưa rào do áp thấp trên Biển Đông
Áp thấp trên Biển Đông cùng với gió mùa Tây Nam cường độ mạnh có khả năng gây mưa rào và dông lốc, gió giật mạnh trên vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang.
Xuất hiện áp thấp mới trên Biển Đông, miền Tây mưa lớn
Dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với vùng áp thấp mới trên Biển Đông khiến gió Tây Nam hoạt động mạnh lên. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau vì thế có mưa lớn, gió giật mạnh.
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, Bắc Bộ tiếp tục mưa lớn
Sau khi đổ bộ vào khu vực phía bắc tỉnh Quảng Ninh, bão số 3 đã suy yếu thành vùng áp thấp nhiệt đới. Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa lớn.
Áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão số 3, giật cấp 11 khi đổ bộ
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sáng 31/7 đã mạnh lên thành bão số 3 có tên quốc tế là Wipha. Trong 2 ngày tới, bão có thể đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh và Nam Định.
Dự báo ngày 30/7 về đường đi của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông di chuyển với vận tốc 15-20 km/h và có khả năng mạnh lên thành bão. Ngày 1/8, tâm bão nằm ở phía bắc vịnh Bắc Bộ và cách Quảng Ninh 200 km.
Áp thấp nhiệt đới hình thành, Bắc Bộ có thể đón bão trong 2 ngày tới
Vùng áp thấp trên Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, có khả năng tiếp tục mạnh lên thành bão và đi vào Vịnh Bắc Bộ trong 2 ngày tới.
Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông, có thể hướng vào Việt Nam
Vùng áp thấp vừa hình thành trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và hướng vào đất liền Việt Nam.
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, khả năng mạnh thành bão
Áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, di chuyển theo hướng bắc với sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão gần Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines) đã mạnh lên thành bão có tên quốc tế là Danas.
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines) có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới nhưng ít có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Bão số 2 suy yếu thành áp thấp, mưa giảm dần
Sau khi đổ bộ các tỉnh từ Nam Định đến Hải Phòng, bão đi sâu vào đất liền các tỉnh Đông Bắc và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Mưa tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm dần.
Dự báo ngày 2/7 về đường đi của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới di chuyển với vận tốc 10 km/h và có khả năng mạnh thành bão khi hướng về phía Việt Nam. Dự báo rạng sáng 4/7, tâm bão nằm trên vùng biển Quảng Ninh - Nam Định.
Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông, có thể hướng vào Việt Nam
Vùng áp thấp trên vùng biển phía bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, hướng về đất liền nước ta.
Áp thấp nhiệt đới tiến gần mũi Cà Mau, khả năng thành bão cấp 8
Sáng 1/1, áp thấp nhiệt đới cách Huyền Trân 140 km về phía nam. Trong 24 giờ tới, áp thấp di chuyển theo hướng tây tây nam, tiến về mũi Cà Mau, có khả năng mạnh lên thành bão.
Ngày mai, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão cấp 8
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam, vận tốc khoảng 15 km/h và có khả năng mạnh lên thành bão. 19h ngày 1/1/2019, tâm bão cách mũi Cà Mau 510 km.
Vùng áp thấp đang mạnh lên, cách Trường Sa 180 km
7h ngày 31/12, vùng áp thấp cách đảo Trường Sa 180 km về phía nam tây nam. Trong 24 giờ tới, nó di chuyển với vận tốc 10-15 km/h và có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Kịch bản vùng áp thấp mạnh lên thành bão đe dọa miền Nam
Theo kịch bản xấu, vùng áp thấp mới xuất hiện có thể mạnh lên thành bão, gây ảnh hưởng xấu đến thời tiết các tỉnh Trung và Nam Bộ.
Xuất hiện vùng áp thấp mới có thể mạnh thành bão, ảnh hưởng Nam Bộ
Chiều 30/12, áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông đã suy yếu. Tuy nhiên, một vùng áp thấp mới đã hình thành trên Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão ảnh hưởng đến nước ta.