Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiếng nói độc đáo của người viết tiểu sử cho The Beatles

Cuốn “We Danced on Our Desks” của Philip Norman là bức chân dung độc đáo của một nhà văn đi tìm tiếng nói của mình.

The Beatles anh 1

The Beatles - ban nhạc mà Norman đã phỏng vấn và thực hiện cuốn sách Shout!. Ảnh: The Guardian.

Theo đánh giá của trang The Guardian, Philip Norman, người nổi tiếng với các cuốn tiểu sử về The Beatles và tác phẩm về nhiều nghệ sĩ khác, đã mang đến năng lượng và sự quyến rũ của những năm 1960 trong tác phẩm về những năm tháng làm việc cho tạp chí Sunday Times.

Philip Norman, sinh năm 1943, có năng khiếu đặc trưng của một nhà báo. Ông có thể ghi nhớ kỹ các đặc điểm về khuôn mặt, địa điểm, giọng nói của người làm việc cùng mình. Nhưng không chỉ có thế, ông cũng có khiếu hài hước của một người thích châm biếm. Do đó, cuốn We Danced on Our Desks có thể là một tác phẩm rất thú vị về cuộc sống của một nhà báo vào thập niên 1960.

Vượt lên hoàn cảnh thơ ấu

Vào những năm 1950 đầu đời, cậu thiếu niên Norman làm việc theo ca tại bến tàu Ryde Pavilion, nơi người cha cựu binh của cậu làm quản lý và là một người nghiện rượu.

Mẹ của Norman đã rời bỏ khu bến tàu này từ lâu và đời sống khó khăn khiến Norman thậm chí không thể mua được chiếc huy hiệu cho áo khoác đi học của mình. Vượt lên tuổi thơ đầy khó khăn, cậu bé thông minh đã rời trường học với bằng tốt nghiệp hạng cao nhất cũng như có cơ hội làm việc tại tờ Hunts Post.

Phong cách viết sống động đã giúp Norman được đăng bài trên tờ Northern Despatch và chẳng bao lâu sau ông không chỉ được viết bình luận cho chuyên mục nhạc pop mà còn có thể vẽ minh họa bổ trợ.

Sau đó Norman đã lọt vào mắt xanh của biên tập tờ Echo, ông Harold Evans. Sau khi cả hai gặp nhau tại London, Norman đã nhận được sự góp ý, hỗ trợ lớn từ biên tập viên kỳ cựu Evans và giành chiến thắng một cuộc thi phóng viên trẻ để được vào làm tại tạp chí Sunday Times vào năm 1966, một vị trí sành điệu và được thèm muốn nhất trong nghề phóng viên ở thời điểm đó.

The Beatles anh 2

Norman khi làm việc cho tờ Sunday Times. Ảnh: The Guardian.

Tại đây, dưới sự dìu dắt của biên tập viên Godfrey Smith, Norman được hòa mình vào cuộc sống của những bữa tiệc sâm panh cùng một nhóm gồm những “thanh niên ăn chơi trác táng” và “những kẻ cuồng bản ngã”.

Giữa phố thị xô bồ, Norman không tự đưa mình lên cao nhưng cũng không hạ thấp mình xuống. Dù được hưởng những đặc quyền, trải nghiệm sự xa hoa, Norman vẫn có đam mê tìm hiểu về thế giới tri thức và về cuộc sống của những con người có chiều sâu.

Một sự nghiệp báo chí và văn học đầy chiều sâu

Ông đã có các cuộc phỏng vấn cấp cao nhanh và ít ồn ào với nhiều nhân vật nổi tiếng như Elizabeth Taylor ở phía sau chiếc limo của bà, dành cả ngày để theo sát nhạc sĩ kiêm ca sĩ Stevie Wonder và thậm chí đóng góp công sức trong việc truy tìm Đại tá Gaddafi đang lẩn trốn.

Và trong vai trò là nhân viên báo chí của The Beatles, Norman cũng có được lời chia sẻ của một thành viên trong số họ về cá tính thực sự của 4 thành viên ban nhạc và góc nhìn này đã giúp ông rất nhiều khi ra đời tiểu sử về The Beatles sau này.

The Beatles anh 3

Cuốn sách dự kiến được ra mắt ngày 12/12. Ảnh: Amazon.

Là một người luôn nỗ lực, Norman cũng có nhiều người bạn trong giới văn học, nghệ thuật như John Betjeman, PG Wodehouse hay George Harrison, Eric Clapton và những người khác mà đối với ông Norman, đã mang lại cảm giác về những năm 60 là “thời thơ ấu thứ hai của những đứa trẻ từ thập niên năm 50 buồn tẻ và vô vọng”.

Có thể thấy We Danced on Our Desks mở ra khung cửa sổ về một thế giới đã mất, khi báo chí có sức mạnh lớn có thể khiến những người nổi tiếng phải chờ đợi để được mời vào vòng tròn quyến rũ của họ.

Tác phẩm này cũng là một bức chân dung đặc biệt của một nhà văn tìm thấy tiếng nói của mình giữa một thập kỷ đầy hỗn loạn. Cuốn sách của ông đã được một nhà in nhỏ, Mensch, ra mắt một cách khéo léo sau khi một số nhà xuất bản lớn đã từ chối nó. Có thể họ đã sợ hãi trước sự sắc bén, sức sống và sự hóm hỉnh của cuốn sách này.

Hơi thở thế kỷ 20 trong cuốn sách về The Beatles

Có hàng nghìn cuốn sách viết về The Beatles, nhưng "Shout!" luôn được người yêu nhạc lựa chọn. Đó không chỉ là câu chuyện về một ban nhạc huyền thoại, mà còn tái hiện một thời đại.

Sách về The Beatles được trao giải thưởng trị giá gần 67.000 USD

Cuốn “One Two Three Four: The Beatles in Time” của Craig Brown được hội đồng giải thưởng Baillie Gifford tại Anh vinh danh là tác phẩm phi hư cấu hay nhất năm 2020.

Minh Hoa

Bạn có thể quan tâm