Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiền vào chứng khoán sụt mạnh trước Tết

Nhà đầu tư chứng khoán đang giao dịch khá ảm đạm bởi tâm lý thận trọng khi sắp chốt sổ năm và chỉ số giằng co biên độ hẹp khó thu hút dòng tiền.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước vào giai đoạn ảm đạm trước Tết với sự sụt giảm cả về điểm số lẫn thanh khoản. Phiên cuối tuần qua chứng kiến hoạt động giao dịch ảm đạm nhất trong gần một tháng, khi tâm lý nhà đầu tư dần thận trọng vào thời điểm sắp kết thúc năm.

Thanh khoản trên các sàn chỉ đạt hơn 10.200 tỷ đồng trong ngày 23/12, giảm hơn 28% so với phiên liền trước. Riêng giao dịch sàn HoSE chiếm 9.098 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ 25/11 đến nay.

Thanh khoản tính chung cả tuần 19-23/12 cũng có chiều hướng đi xuống với tổng giá trị chỉ đạt hơn 15.800 tỷ đồng/phiên, là tuần tiếp theo chứng kiến lượng tiền suy giảm bởi tâm lý thận trọng trong thời điểm Tết cận kề.

THANH KHOẢN SÀN NIÊM YẾT HOSE

Nhãn Ngày 12/12 Ngày 13/12 Ngày 14/12 Ngày 15/12 Ngày 16/12 Ngày 19/12 Ngày 20/12 Ngày 21/12 Ngày 22/12 Ngày 23/12
Giá trị giao dịch Tỷ đồng 16401 13238 13730 12355 15509 16042 17466 14414 12898 9098

Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường VNDirect - nhận định thị trường có một tuần giao dịch không như kỳ vọng khi các chỉ số chứng khoán điều chỉnh cùng với thanh khoản sụt giảm mạnh, nhà đầu tư có xu hướng bán hạ tỷ trọng margin và cổ phiếu trước kỳ nghỉ lễ.

Vị chuyên gia tin rằng dòng tiền có thể tiếp tục co hẹp trước kỳ nghỉ lễ khi nhà đầu tư trong nước có xu hướng hạ tỷ trọng margin và cổ phiếu. Trong khi vốn ngoại cũng có thể sụt giảm khi bước vào tuần nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới.

Chứng khoán Đông Á nhận thấy thị trường giao dịch chậm cuối năm do thiếu thông tin hỗ trợ và mùa nghỉ lễ cuối năm. Trong điều kiện này, nhà đầu tư cần hạn chế sử dụng đòn bẩy margin để quản trị rủi ro danh mục.

Thực tế trong các năm trước, nhà đầu tư cũng có xu hướng ít giao dịch chứng khoán, thậm chí rút bớt tiền cho các mục đích chi tiêu khác ở thời điểm cuối năm. Việc VN-Index đang giao dịch biên độ hẹp cũng khó kích thích dòng tiền nhập cuộc mạnh mẽ.

Đi cùng với thanh khoản thấp là chỉ số cũng có xu hướng điều chỉnh. VN-Index giảm mạnh trước áp lực bán trong 2 phiên đầu tuần và sau đó giằng co trong phần còn lại với thanh khoản chỉ bằng phân nửa khối lượng trung bình một tháng gần đây.

Kết tuần, VN-Index giảm 3,1% về mức 1.020,3 điểm. Trong khi HNX-Index và UPCOM-Index cũng giảm lần lượt về mức 205,3 điểm (-3,6% so với tuần trước) và 71 điểm (-1,6% so với tuần trước).

Khối ngoại vẫn duy trì mua ròng trên sàn HOSE với giá trị đạt 1.373 tỷ đồng, giảm 26% so với tuần trước. Trong khi khối ngoại sàn HNX duy trì tuần mua ròng 120 tỷ, ngược lại khối ngoại sàn UPCoM lại bán ròng 37 tỷ đồng.

Động thái mua ròng của khối ngoại cũng có phần hạ nhiệt sau giai đoạn gom mạnh mẽ. Các phiên gần đây ghi nhận một số giao dịch đột biến tại các cổ phiếu riêng lẻ như VPD, EIB và nếu loại trừ các giao dịch này thì khối ngoại cũng đang trầm lắng đáng kể trước kỳ nghỉ lễ.

Tiền vào chứng khoán thấp nhất một tháng

Nhà đầu tư tiếp tục giao dịch thận trọng với tổng giá trị trên các sàn chỉ đạt hơn 10.200 tỷ đồng, VN-Index vẫn tiếp tục diễn biến giằng co.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm