Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

‘Tiềm năng thị trường Việt đến từ 90% giao dịch tiền mặt’

Công nghệ phát triển, chất lượng sống cải thiện cùng nhu cầu tăng cao kéo theo bước tiến không ngừng của thanh toán điện tử về tính năng, tiện ích và bảo mật.

Visa anh 1Visa anh 2

Công nghệ phát triển, chất lượng sống cải thiện cùng nhu cầu tăng cao kéo theo bước tiến không ngừng của thanh toán điện tử về tính năng, tiện ích và bảo mật.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính - ngân hàng khối doanh nghiệp và bán lẻ, bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, chia sẻ về câu chuyện thanh toán điện tử trong nền kinh tế số tại Việt Nam và chiến lược phát triển của Visa.

Visa anh 3

- Hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính - ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ với các chức vụ cao cấp đã giúp gì cho bà trong quá trình tiếp quản vị trí Giám đốc Visa Việt Nam và Lào?

- Làm việc trong lĩnh vực ngân hàng hơn 20 năm, cả mảng doanh nghiệp và bán lẻ, tôi có nhiều kinh nghiệm đưa giải pháp đến các ngân hàng, tổ chức, cá nhân. Nhờ vậy, tôi có cái nhìn toàn diện từ phía khách hàng, doanh nghiệp và thị trường.

Visa đang và sẽ liên tục hỗ trợ các ngân hàng, tổ chức tài chính trong việc nghiên cứu công nghệ hiện đại. Đồng thời, chúng tôi đồng hành cùng ngân hàng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ cũng như ứng dụng phương thức thanh toán mới, để đem lại lợi ích và trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Visa anh 4

- Bà áp dụng kinh nghiệm này vào thực tế như thế nào để cùng Visa đưa ra giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp và khách hàng cá nhân?

- Hiện nay, chúng tôi đã thực hiện một số bước sâu hơn trong việc phối hợp với các tổ chức tài chính, phân tích hành vi khách hàng. Trong kinh tế số, dữ liệu là mạch máu. Năng lực phân tích dữ liệu, hiểu hành vi người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng, giúp đánh giá và đưa ra giải pháp sản phẩm phù hợp. Visa đang phối hợp với các tổ chức tài chính để hỗ trợ vận hành và phân tích.

Chúng tôi cùng khách hàng và đối tác thiết kế sản phẩm và giải pháp hướng đến mục tiêu không dùng tiền mặt, dựa trên nền tảng nghiên cứu tiềm năng thị trường, hành vi người dùng và khả năng phân tích dữ liệu. Công nghệ không chỉ giúp bảo mật thanh toán, mà còn cho trải nghiệm tốt nhất nhờ ưu điểm tiện ích, đơn giản.

Về phổ cập tài chính, Visa có nhiều hoạt động liên quan đến tăng cường nhận thức của người tiêu dùng, đặc biệt thế hệ trẻ như các bạn sinh viên qua chương trình Sinh viên với kỹ năng quản lý tài chính từ 2012 đến nay. Đây cũng là hoạt động mang tính chiến lược của Visa tại thị trường Việt Nam.

- Sau một năm ở cương vị mới, bà nhận thấy điểm khác biệt cũng như tương đồng khi làm lãnh đạo ngân hàng và Visa là gì?

- Điều khác biệt có lẽ là mô hình kinh doanh của Visa so với ngân hàng. Tôi chuyển từ vị trí khách hàng của Visa sang thành viên của Visa, phục vụ các khách hàng là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp. Điều này thật sự thú vị và cho tôi thêm nhiều cơ hội để học hỏi, vận dụng kinh nghiệm của mình một cách hiệu quả.

Nguyên tắc làm việc của tôi chỉ đơn giản là luôn cởi mở, chủ động học hỏi và chia sẻ. Đồng thời, tôi làm việc nghiêm túc, trách nhiệm và luôn suy nghĩ tích cực. Mọi vấn đề đều có câu trả lời nếu mình biết đặt ra câu hỏi đúng, mục tiêu đúng.

Visa anh 5

- Định hướng Việt Nam đến năm 2020, giao dịch tiền mặt còn ít hơn 10%. Tuy nhiên, hiện con số này đang còn khá cao, bà có nhận định gì về nền kinh tế số của Việt Nam?

- Visa đã luôn hỗ trợ công cuộc số hóa các nền kinh tế trên toàn thế giới từ những ngày đầu tiên khai sinh ra khái niệm này. Chúng tôi mang đến nhiều kiến thức giúp xây dựng và củng cố các nền kinh tế kỹ thuật số mới nổi, như ở Việt Nam. Visa đã có mặt tại thị truờng này từ năm 2004 và thấy được những chuyển đổi đáng kinh ngạc mà đất nước đã trải qua về mặt kinh tế. Chúng tôi luôn ghi nhớ điều này khi định hướng phát triển hoặc giới thiệu các công nghệ mới tại Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia rất đặc biệt, người tiêu dùng đang sử dụng thanh toán kỹ thuật số vì họ cảm nhận về một phương thức nhanh, thuận tiện hơn. Theo nghiên cứu về “Thái độ thanh toán của người tiêu dùng” của Visa, số người được hỏi tại Việt Nam cho biết họ đã dùng thanh toán di động trên ứng dụng tăng lên 44% vào năm ngoái. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những người thử thanh toán bằng thẻ không chạm đã tăng lên 32% và thanh toán sử dụng QR code tăng 19%. Đó là lý do hàng loạt phương tiện thanh toán điện tử khác nhau cho thấy sự tăng trưởng tích cực rõ rệt.

Tại Visa, chúng tôi khuyến khích người tiêu dùng chuyển từ việc chỉ sử dụng thanh toán số trong thương mại điện tử hay mua sắm giá trị lớn sang sử dụng ngay trong mua sắm thường ngày như tại cửa hàng tạp hóa, mua nhiên liệu và chi trả các dịch vụ công cộng. Vì vậy, Visa tập trung tung ra các công nghệ mới như thanh toán không chạm, giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc thanh toán, đồng thời mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán ở nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Điều này giúp tăng tốc thương mại, tính minh bạch trong nền kinh tế và tăng trưởng GDP.

- Với góc nhìn của một nhà quan sát, bà nhận thấy Việt Nam đang đứng ở đâu trong dòng chảy thương mại điện tử và thanh toán công nghệ số?

- Khi so sánh Việt Nam với phần còn lại của Đông Nam Á, bạn cần nhớ rằng ta đang cố gắng đặt các thị trường vô cùng khác nhau lên một bàn cân; môi trường thương mại ở Việt Nam rất khác với ở Singapore và Lào. Mặc dù Việt Nam là thị trường tương đối trẻ khi nói đến thanh toán điện tử, nhưng chúng tôi đã thấy sự chấp nhận rất mạnh mẽ với cả người bán và người mua. Điều này cùng với tốc độ tăng trưởng chi tiêu và giao dịch mạnh mẽ sẽ giúp Việt Nam được định vị là một thị trường rất quan trọng trong khu vực.

Tỷ lệ tiếp cận về Internet và smart phone tại Việt Nam cao, tương ứng 52% và 72%. Đồng thời, tốc độ đô thị hóa và sự phát triển nhanh của phân khúc trung lưu tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là tín hiệu tích cực vì theo các nghiên cứu, dự kiến năm 2026 sẽ có khoảng 40% dân số sống ở các khu vực thành thị, tầng lớp trung lưu chiếm 33% dân số vào năm 2020.

Visa anh 6

Báo cáo về “Thái độ thanh toán của người tiêu dùng” của Visa tháng 8/2018 cũng ghi nhận 64% người tham gia khảo sát tại Việt Nam nói họ cảm thấy hoàn toàn tự tin khi không mang theo tiền mặt bên mình trong 3 ngày, tỷ lệ này cao hơn kết quả 57% của khảo sát năm 2017.

Chúng tôi quan tâm đến việc phát triển nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam và điều đó giúp tiến đến một tương lai không tiền mặt. Mục tiêu này đòi hỏi sự hợp tác cao độ giữa người tiêu dùng và các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và các bên liên quan khác.

Visa anh 7

- Theo bà, đâu là hạn chế của thanh toán số ở thị trường Việt Nam?

- Khi nói đến thanh toán số, bảo mật có lẽ là điều quan trọng nhất. Bảo mật giúp tăng cường an toàn giao dịch thanh toán và luôn nằm trong chiến lược hàng đầu của Visa. Chúng tôi và các ngân hàng đối tác đầu tư rất lớn vào công nghệ để đảm bảo hạ tầng về an toàn mạng, bảo mật thông tin, cũng như từng giao dịch thanh toán thẻ. Visa là tổ chức đầu tiên tham gia cùng Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính Việt Nam xây dựng những nền tảng về bảo mật hỗ trợ hệ thống thanh toán thẻ.

Ngoài ra, tháng 3 vừa qua Visa đã triển khai “Lộ trình an ninh thanh toán” tại Việt Nam với các giải pháp đảm bảo an toàn thanh toán, bắt đầu từ năm nay.

Công nghệ không chỉ đầu tư một lần mà cần được cải tiến đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu trong ngành để bảo vệ giao dịch thanh toán của khách hàng như 3D Secure hay Tokenization - công nghệ mới về mã hóa bảo mật. Người dùng cũng có thể thực hiện thanh toán trên các website thương mại điện tử thuận tiện hơn bằng cách lưu thông tin và không cần nhập lại bằng Credential on File (CoF). Đây là những công nghệ mà Visa liên tục đưa vào thị trường và phát triển theo tiến độ.

Visa anh 8Visa anh 9

- Bà nhận định gì về sự phát triển của Visa trong năm qua?

- Số liệu về sự gia tăng trên tần suất các sản phẩm Visa được sử dụng 2017-2018, thể hiện xu hướng tăng trưởng tích cực của các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Tổng giá trị giao dịch được thực hiện bởi người dùng Việt bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Visa tăng 37%và số lượng giao dịch tăng 25%.

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và toàn cầu hóa, ngành kinh doanh - thương mại sẽ có nhu cầu tiếp cận các hình thức thanh toán nhanh và hiệu quả hơn. Số liệu gần đây từ mạng lưới của chúng tôi cho thấy rõ thanh toán kỹ thuật số là một phần trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người.

- Độ phủ sóng và cuộc chạy đua cải tiến không ngừng của các ông lớn smartphone cũng như mạng di động đóng vai trò như thế nào trong tương lai của Visa?

- Mức độ phủ sóng rộng rãi của smartphone tại Việt Nam góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử và thương mại di động. Thương mại điện tử nói riêng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với tổng giá trị giao dịch lên đến 40% trên mạng lưới của chúng tôi trong giai đoạn 2017-2018.

Nhận thấy xu hướng này, chúng tôi đang thúc đẩy triển khai rộng rãi các phương thức thanh toán hiện đại như mã phản hồi nhanh (QR Code), thanh toán di động (Mobile payment) và thanh toán phi tiếp xúc (contactless). Giải pháp thanh toán qua điện thoại di động giúp việc mua hàng dễ dàng và an toàn hơn, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh toán điện tử.

Trong tương lai, các sáng kiến không ngừng của Visa sẽ luôn được đầu tư nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử nói riêng và nền kinh tế số nói chung; đồng thời hướng đến chủ trương không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Visa anh 10Visa anh 11

Giang Di Linh

Thiết kế: Ái Tân Luật

Bạn có thể quan tâm